Quyết định Về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 của tỉnh Điện Biên
2017-02-06T21:13:33-05:00
2017-02-06T21:13:33-05:00
http://dic.gov.vn/vi/news/QH-Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-Ve-viec-phe-duyet-Ke-hoach-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-hoat-dong-cua-co-quan-nha-nuoc-giai-doan-2009-2010-cua-tinh-Dien-Bien-258.html
/themes/default/images/no_image.gif
DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
http://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 22/10/2009 23:18
Căn cứ Quyết định số 1/modules.php?name=Laws&id=44&highlight=1596 596/QĐ-BTTTT ngày 24 tháng 10 năm 2008 Về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 của tỉnh Điện Biên( sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với những nội dung chủ yếu sau: I. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG, PHÁT TRIỂN CNTT ĐẾN NĂM 2010 1. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước - Bảo đảm 80% (năm 2009 là 50%) các thông tin chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo được đưa lên cổng thông tin điện tử của tỉnh hoặc các trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước. - Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử cho công việc ở các cơ quan nhà nước là 30% (trong đó năm 2009 đạt 20%). - Tỷ lệ triển khai sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý văn bản điều hành trên môi trường mạng tại các cơ quan nhà nước là 80% (năm 2009 là 60%). - Nâng tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ, công chức tại các cơ quan nhà nước là 60% (năm 2009 là 55%) và đa số máy tính được kết nối mạng. - Giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ; hầu hết cán bộ, công chức nhà nước có đủ điều kiện khai thác thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho công việc. - Đến năm 2010, thông tin liên lạc kết nối các cơ quan thực hiện chủ yếu qua các hình thức truyền thông cơ bản như: Thư điện tử, Điện thoại, Fax, Hội nghị và họp truyền hình từ xa. 2. Phục vụ người dân và doanh nghiệp - Cung cấp thông tin, một số dịch vụ hành chính công ở mức độ 2 trên cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị. - Hoàn thành xây dựng cổng thông tin điện tử của tỉnh và đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 28 - Luật Công nghệ thông tin. - 30% các cơ quan, đơn vị có trang thông tin điện tử cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công ở mức độ 1 phục vụ người dân và doanh nghiệp. 3. Xây dựng nền tảng cho Chính phủ điện tử Đảm bảo các ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tại tỉnh Điện Biên từng bước triển khai thống nhất, đồng bộ trên một kiến trúc chung của quốc gia với một hạ tầng thông tin hiện đại, tốc độ cao và môi trường pháp lý phù hợp. II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH 1. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước * Cải tiến quy trình công việc, các thủ tục hành chính và chuẩn hóa nghiệp vụ để có thể ứng dụng CNTT: Các cơ quan từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố thực hiện cải tiến quy trình công việc, các thủ tục và chuẩn hóa nghiệp vụ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:9002 vào hoạt động tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT vào phục vụ cải cách hành chính có hiệu quả. Trên cơ sở sẽ tiến hành tin học hóa các phần mềm quản lý như eOffice (văn phòng điện tử), phấn đấu năm 2009 triển khai cho 02 cơ quan, đơn vị và đến năm 2010 sẽ triển khai áp dụng cho 05 cơ quan, đơn vị. * Kế thừa các kết quả đã đạt được, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành và quản lý (tới cấp sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố: - Nâng cấp hệ thống thư điện tử của tỉnh, phấn đấu năm 2009: 20% cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước được cung cấp và sử dụng thư điện tử phục vụ trong công tác chuyên môn, đến năm 2010 đạt 30%. - Duy trì và nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc đã triển khai trong đề án 112 phục vụ công tác quản lý, điều hành tại các cơ quan, đơn vị; đồng thời triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, điều hành tại các cơ quan, đơn vị còn lại. - Đưa vào sử dụng hệ thống các phần mềm ứng dụng có bản quyền đã được kiểm định chất lượng hỗ trợ các hoạt động của các cơ quan nhà nước, cụ thể: + Phần mềm kế toán. + Phần mềm quản lý cán bộ công chức. + Phần mềm quản lý tài sản. + Phần mềm quản lý tài chính.... - Số hóa các nguồn thông tin chưa ở dạng số; tăng cường sử dụng văn bản điện tử: giai đoạn 2009-2010 tiến hành số hóa các nội dung: + Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh. + Văn bản phục vụ điều hành, quản lý tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. + Số hóa các cơ sở dữ liệu về bưu chính, viễn thông, giao thông vận tải, xây dựng, khoa học và công nghệ. * Bảo đảm các cuộc họp với các cơ quan cấp trên hoặc các cơ quan trực thuộc có thể thực hiện từ xa: Xây dựng hệ thống Hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện giữa UBND tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố. Phục vụ đắc lực trong công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh; thực hiện công việc giao ban nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí. Năm 2009 xây dựng hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện từ UBND tỉnh đến UBND huyện Tủa chùa để rút kinh nghiệm và triển khai đến năm 2010 đạt 03/09 huyện. * Tiếp tục triển khai một số đề án, dự án đặc thù cấp ngành. Song song với việc triển khai các dự án của tỉnh, các cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai các đề án, dự án ứng dụng CNTT đặc thù cấp ngành đã được phê duyệt trong Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước năm 2008 như: Hệ thống cơ sở dữ liệu về dân cư của ngành Công an; hệ thống thông tin giao thông vận tải của ngành giao thông vận tải; hệ thống thông tin quản lý giáo dục, cơ sở dữ liệu về giáo dục phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ngành Giáo dục; hệ thống thông tin quản lý y tế dự phòng của ngành Y tế; cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính của ngành tài chính, ... nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong phục vụ công tác chuyên môn của ngành. * Xây dựng và triển khai việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ phù hợp với đặc thù của từng cơ quan. Các cơ quan trên địa bàn tỉnh xây dựng các đề án, dự án ứng dụng CNTT vào hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của ngành mình như: - Đề án ứng dụng CNTT trong quản lý giao thông vận tải - Đề án ứng dụng CNTT trong công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo. - Đề án ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục và đào tạo - Đề án ứng dụng CNTT trong ngành y tế - Đề án ứng dụng CNTT trong ngành thông tin và truyền thông... 2. Phục vụ người dân và doanh nghiệp * Khai thác, sử dụng, nâng cấp và cập nhật thông tin kịp thời cho cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành để cung cấp thông tin và các dịch vụ hành chính công trực tuyến ở mức độ 2, phục vụ người dân và doanh nghiệp: - Đưa vào sử dụng cổng thông tin điện tử của tỉnh, cung cấp thông tin và một số dịch vụ hành chính công trực tuyến ở mức độ 2 . - Xây dựng các trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn cung cấp thông tin và một số dịch vụ hành chính công ở mức độ 1 và 2 , trong đó tập trung cho các cơ quan, đơn vị: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Kế hoạch - Đầu tư; Sở Giao thông vận tải; Sở Tài nguyên môi trường; UBND thành phố Điện Biên Phủ; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nội vụ. - Các nhóm dịch vụ hành chính công trực tuyến ở mức độ 2 được ưu tiên triển khai trong giai đoạn 2009-2010 bao gồm: + Cấp giấy phép kinh doanh, đầu tư, thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh. + Cấp phép xây dựng. + Cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. + Đăng ký cấp giấy phép ô tô, xe máy. + Giải quyết khiếu nại, tố cáo. + Quản lý bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. + Kênh tiếp nhận ý kiến góp ý trên môi trường mạng, tổ chức đối thoại trực tuyến, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến về các hoạt động của cơ quan nhà nước phục vụ người dân và doanh nghiệp. 3. Xây dựng nền tảng phục vụ Chính phủ điện tử * Xây dựng hạ tầng thông tin và truyền thông - Phối hợp với Cục bưu điện Trung ương và các đơn vị liên quan triển khai giai đoạn 2 dự án Mạng truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan Đảng và Nhà nước, tốc độ cao kết nối từ trung ương tới cấp huyện. - Xây dựng mới và đầu tư nâng cấp các mạng nội bộ và mạng diện rộng WAN của các cơ quan nhà nước, đầu tư, xây dựng hệ thống máy chủ, máy tỉnh cho các cơ quan, đơn vị tăng tỷ lệ máy tính/cán bộ của các cơ quan lên 55% vào năm 2009 và 60% vào năm 2010. - Xây dựng hệ thống bảo mật, an ninh mạng cho các sở ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố. * Xây dựng CSDL phục vụ cho các chương trình ứng dụng: Trong gia đoạn 2009-2010 tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu về bưu chính, viễn thông, giao thông vận tải, xây dựng, khoa học công nghệ làm nền tảng phục vụ cho các chương trình ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp. 4. Đào tạo cán bộ, công chức - Xây dựng kế hoạch và triển khai đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của cơ quan chuyên môn và các Sở ngành. - Hàng năm mở các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới cho các cán bộ là quản trị mạng (giám đốc công nghệ thông tin) tại các cơ quan nhà nước. - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tin học văn phòng cho đối tượng là các cán bộ, công chức nhà nước các cấp đảm bảo đến 2010 70% số cán bộ, công chức nhà nước được đào tạo biết sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng phục vụ cho công việc (năm 2009 là 50%). - Đào đạo, chuyển giao công nghệ các hệ thống thông tin, các ứng dụng phần mềm đặc thù từng ngành, như các phần mềm chuyên dụng ngành: xây dựng, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, ...