DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ tư - 16/12/2020 19:41
DIC - Sau gần 8 năm triển khai thực hiện Ðề án “Xây dựng xã hội học tập”, với sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền; sự tham gia tích cực của các phòng, ban, đoàn thể, các cơ sở giáo dục và sự hưởng ứng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, phong trào “Xây dựng xã hội học tập” trên địa bàn TP. Ðiện Biên Phủ có sự chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng khẳng định vững chắc, góp phần nâng cao nhận thức của người dân thành phố về mục đích, ý nghĩa, vai trò cũng như lợi ích của việc học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
/uploads/news/2020_12/7_1xxxx_1.jpg Học sinh Trường Tiểu học Tà Cáng, xã Nà Tấu (TP. Ðiện Biên Phủ) tham gia Ngày hội đọc sách hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời năm 2020. Ðể thực hiện tốt mục tiêu của Ðề án, một trong những giải pháp được TP. Ðiện Biên Phủ chú trọng là đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng. Thông qua tuyên truyền đã góp phần giúp các cấp ủy, chính quyền nhận thức rõ và đánh giá cao vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. Ðiện Biên Phủ, từ đó đề ra chủ trương, lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, sâu sát. Cùng với đó thành phố ban hành cơ chế chính sách để khuyến khích việc tự học và đề cao nghĩa vụ công dân trong học tập; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc xây dựng xã hội học tập. Kết quả nổi bật trong thực hiện Ðề án “Xây dựng xã hội học tập” thời gian qua phải kể tới là công tác xóa mù chữ (XMC) và phổ cập giáo dục (PCGD). Thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp sát thực, trong đó phát huy vai trò nòng cốt của Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập các cấp trong công tác XMC và PCGD tại địa phương. Tập trung đẩy mạnh công tác huy động dân số trong độ tuổi đến trường; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm giảm học sinh lưu ban, đi học không chuyên cần, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia; giữ vững và nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn PCGD và XMC… Nhờ đó tới nay số người trên địa bàn TP. Ðiện Biên Phủ trong độ tuổi 15 - 35; 15 - 60 tuổi được công nhận đạt chuẩn biết chữ đều đạt trên 99,3%. 100% xã, phường đạt chuẩn XMC mức độ 1; mức độ 2; thành phố đạt chuẩn XMC mức độ 2. Kết quả phổ cập trên địa bàn thành phố. cũng đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận khi số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8%; trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98,3%; 100% trẻ khuyết tật 6 - 10 tuổi có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục. 100% số xã đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3; thành phố đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3. 100% số xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1, 2, 3 và thành phố. đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3. Cùng với đó kết quả học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn TP. Ðiện Biên Phủ luôn được quan tâm, chú trọng. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, viên chức sự nghiệp và đội ngũ cán bộ công chức cơ sở được nâng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm. 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm; hơn 70,7% có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và bậc 3; gần 80,2% số người lao động tham gia học tập các chương trình giáo dục kỹ năng sống. Ðặc biệt đối với lao động nông thôn, trung tâm học tập cộng đồng các phường, xã đã mở được hơn 1.900 lớp thu hút gần 1,2 triệu lượt học viên tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất. Cùng với mục tiêu tiếp tục nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho công chức, viên chức, công nhân lao động; TP. Ðiện Biên Phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu 100% người trong độ tuổi từ 15 - 60, hơn 99,86% người trong độ tuổi từ 15 - 35 biết chữ; 100% xã, phường củng cố vững chắc kết quả phổ cập các cấp. Ðồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.