Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025: Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 01 cơ quan báo in, 01 cơ quan tạp chí, 01 đài phát thanh và truyền hình

Thứ hai - 08/04/2019 21:14

Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025: Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 01 cơ quan báo in, 01 cơ quan tạp chí, 01 đài phát thanh và truyền hình

DIC-Ngày 03/4/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 362/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
/uploads/news/2019_04/img-13631.jpg Các Ấn phẩm báo Điện Biên Phủ do cơ quan báo chí thuộc Đảng bộ tỉnh Điện Biên xuất bản. Theo quy hoạch Đối với báo và tạp chí in: Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 01 cơ quan báo in thuộc Đảng bộ cấp tỉnh, 01 cơ quan tạp chí in thuộc Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh. Một số tỉnh, thành phố là địa bàn trọng điểm về kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, du lịch được có cơ quan tạp chí in chuyên ngành. Các sở, ngành không có cơ quan báo chí in. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 01 đài phát thanh và truyền hình; mỗi đài chỉ có 01 kênh phát thanh, 01 kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có 01 đài phát thanh, 01 đài truyền hình, mỗi đài có tối đa 02 kênh phát thanh, 02 kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu. Hệ thống phát thanh, truyền hình đổi mới theo hướng tập trung sản xuất chương trình, bảo đảm thời lượng phát sóng chương trình sản xuất trong nước của kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu 70% tổng thời lượng phát sóng trong 01 ngày của từng kênh chương trình (trong đó, thời lượng chương trình tự sản xuất mới đạt tối thiểu 30% thời lượng các chương trình sản xuất trong nước). Đến năm 2020, các đài phát thanh, truyền hình tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, đặt hàng đối với các kênh, chuyên mục, chương trình phục vụ các nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu và có cơ chế phù hợp để từng bước hình thành và phát triển ngành công nghiệp sản xuất nội dung trong nước. Đối với báo điện tử và tạp chí điện tử: Cơ quan, tổ chức được có cơ quan báo, tạp chí in thì được xuất bản báo, tạp chí điện tử. Quy hoạch cũng nêu rõ các giải pháp để thực hiện gồm: Giải pháp về thông tin, tuyên truyền; Giải pháp xây dựng pháp luật, cơ chế, chính sách; Giải pháp về tổ chức bộ máy; Giải pháp về chỉ đạo, điều hành; Giải pháp về nâng cao năng lực thực thi pháp luật; Giải pháp về tài chính, Giải pháp về nguồn nhân lực, Giải pháp về khoa học, công nghệ; Giải pháp về hợp tác quốc tế, thông tin đối ngoại. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch; trình Thủ tướng Chính phủ những nội dung cần cập nhật, điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Triển khai thực hiện quy hoạch báo chí phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và với Quy hoạch này; Tổ chức sắp xếp mô hình hoạt động của các cơ quan báo chí ở địa phương phù hợp với Quy hoạch này và Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020./.

Tác giả: Tin, ảnh: Thanh Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây