Xu hướng phát triển chính phủ điện tử trên thế giới

Thứ năm - 14/10/2010 23:29

Xu hướng phát triển chính phủ điện tử trên thế giới

DIC-Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hầu hết các nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới đều đã tiến hành triển khai chương trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu ngày một tăng của xã hội, nâng cao năng lực và khả năng thích ứng, đồng thời giảm bớt chí phí hoạt động của chính phủ (1). Trong bối cảnh hoạt động quản lý điều hành dựa trên giấy tờ truyền thống của chính phủ đã dần tỏ ra không bắt kịp với nhịp độ phát triển xã hội, bằng việc tận dụng một cách tối đa ưu thế của công nghệ máy tính và Internet, chính phủ điện tử đóng góp mạnh mẽ vào quá trình cải cách chính phủ theo hướng trong sạch, hiệu quả và toàn diện trên khắp toàn bộ hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước (2). Điều này phù hợp với mục tiêu cải cách hoạt động quản lý điều hành của chính phủ theo hướng lấy người dân làm trọng tâm, từ quản lý sang phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Chính phủ điện tử không chỉ là tập hợp những giải pháp đơn lẻ dựa trên các ứng dụng web mà được kỳ vọng tạo ra một môi trường tương tác điện tử thống nhất giữa một bên là các tổ chức cơ quan nhà nước và một bên là người dân doanh nghiệp Chính phủ điện tử cũng tạo cơ hội cho các cơ quan nhà nước nắm bắt thông tin và công tác với nhau tốt hơn Thông qua việc liên kết các quy trình nghiệp vụ một cách hợp lý nỗ lực giảm thiểu chi phí đẩy mạnh nghiên cứu và đánh giá hoạt động hoạt động quản lý điểu hành nhà nước sẽ được nâng cao cả về chất lượng lẫn thời gian xử lý Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các chiến lược chính phủ điện tử cấp quốc gia cùng với các kế hoạch hành động cụ thể theo từng giai đoạn khác nhau 3 Hạ tầng thông tin và các hệ thống thông tin lớn phục vụ chính phụ điện tử đã nhận được nhiều ưu tiên về kinh phí và nguồn lực Các công nghệ mới được áp dụng rộng rãi cho phép cung cấp da dạng kênh truy cập thông tin cùng với đó số lượng dịch vụ có chất lượng được gia tăng nhanh chóng Khởi đầu chính phủ cung cấp các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử để người dân có thể truy cập vào tải về dần dần phát triển các cổng thông tin điện tử tích hợp các dịch vụ công thủ tục hành chính được truy xuất từ xa hệ thống các ứng dụng trực tuyến phục vụ công tác quản lý điều hành của các cơ quan chính phủ Chi phi mạng Internet băng rộng các thiết bị không dây ngày càng rẻ hơn đã cho phép thúc đẩy triển khai chính phủ điện tử thống nhất có mặt ở khắp mọi nơi vượt qua giới hạn về thời gian và địa lý Các mạng xã hội trên mạng Internet thông qua máy tính cá nhân đã không còn là yếu tố mới mẻ Ứng dụng công nghệ thông tin trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động nghiệp vụ đặc biệt là trong lĩnh vực thuế quan ngân hàng Chính vì vậy đã có sự điều chỉnh khi đánh giá chính phủ điện tử các nước trên thế giới không còn tập trung phân tích tiềm năng xây dựng chính phủ điện tử nữa mà chuyển sang xem xét hiện trạng phát triển chính phủ điện tử tại mỗi quốc gia 3 Hiện nay tồn tại nhiều xu hướng phát triển chính phủ điện tử khác nhau Tuy nhiên những xu hướng này đều có điểm chung là nâng cao mức độ hài lòng của xã hội cải tiến hiệu quả và minh bạch hoạt động chính phủ và đảm bảo tính công bằng chuẩn mực trong quản lý nhà nước Năm 2007 tạp chí Business Insight có thực hiện một cuộc khảo sát về mục tiêu cụ thể của các giải pháp chính phủ điện tử kết quả thu được như sau 4 Báo cáo đánh giá về hiện trạng phát triển Chính phủ điện tử do Liên Hợp quốc công bố có chỉ ra mức độ phát triển chính phủ điện tử dựa trên ba nền tảng chính đó là mức độ trực tuyến hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực 1 2 3 Tuy nhiên việc cùng lúc đẩy mạnh phát triển cả ba yếu tố này là không khả thi với khá nhiều nước do đòi hỏi đầu tư có tính dài hạn Chính phủ các nước đặc biệt là những nước phát triển luôn phải chịu một sức ép từ xã hội về cách thức sử dụng ngân sách sao cho có hiệu quả vừa đáp ứng các nhu cầu xã hội và phát triển kinh tế trong khi vẫn phải lưu ý thực hiện các biện pháp giảm thuế cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch và tăng cường hệ thống phúc lợi xã hội 5 Chính vì vậy tới năm 2010 phần lớn chính phủ các nước vẫn tập trung vào nâng cao khả năng cung cấp thông tin trực tuyến hoặc qua thiết bị di động thay vì đầu tư vào các dịch vụ có tính tương tác mức độ cao Các trang thông tin chính phủ có chức năng diễn đàn trao đổi hoặc trao đổi thông tin với các mạng xã hội còn hạn chế Hầu hết chính phủ các nước vẫn chưa thực sự tích hợp hoàn toàn các hệ thống giao tiếp phía trước front-office và hệ thống nghiệp vụ phía sau back-office Vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực về CNTT cũng vẫn còn nóng bỏng đặc biệt là tại những nước đang và chậm phát triển 3 4 5 Điểm qua một vài chương trình phát triển chính phủ điện tử trên thế giới Chính phủ Hàn Quốc trong giai đoạn tin học hóa và xây dựng CPĐT lần thứ tư từ năm 2007 trở đi đã tập trung thúc đẩy chính phủ ở mọi nơi mọi lúc ubiquitous áp dụng nhiều công nghệ mới cung cấp dịch vụ công chất lượng cao và tăng cường chính sách của chính phủ tăng cường mối quan hệ dựa vào nhau giữa người dân với chính phủ Hoạt động tin học hóa quốc gia và xã hội được bắt đầu từ năm 2002 và tiếp tục được triển khai mạnh mẽ trên các lĩnh vực giáo dục trên môi trường điện tử thương mại điện tử và tin học hóa trong các lĩnh vực công bao gồm dịch vụ hành chính công trực tuyến đổi mới các hoạt động công và nâng cấp CPĐT Trọng tâm phát triển CPĐT ở Hàn Quốc trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch mục tiêu từ đảm bảo thực hiện chức năng quản lý điều hành nhà nước trong các cơ quan nhà nước sang phục vụ xã hội Nghĩa là cùng với nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước phục vụ tác nghiệp mục tiêu phục vụ cộng đồng xã hội gồm người dân doanh nghiệp và sự liên kết giữa chính phủ và chính quyền địa phương cũng được ưu tiên đặt ra Trong giai đoạn 2003-2005 phát triển CPĐT ở Nhật Bản chính phủ Nhật Bản đã đặt ra chiến lược thúc đẩy ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ y tế thực phẩm lối sống tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tri thức lao động việc làm và các dịch vụ hành chính công Trước đó vào năm 2002 Luật dùng cho các thủ tục hành chính trực tuyến cũng đã được đề xuất và đến năm 2004 đã được ban hành Ngày 15/1/2004 E-Gov Nhật bản đã chính thức đi vào hoạt động với một số dịch vụ hành chính trực tuyến như dịch vụ công chứng đăng ký đóng nộp thuế và dịch vụ làm hộ chiếu Thống kê của chính phủ Nhật Bản cho cho thấy hàng năm có khoảng 20 triệu bản đăng kí đóng thuế nộp thuế ngoài ra có khoảng 49 triệu bản thủ tục liên quan đến việc bảo hiểm xã hội 5.8 triệu lượt người đăng kí xin làm hộ chiếu.Tháng 1/2006 Ban chỉ đạo Chiến lược CNTT xây dựng kế hoạch 05 năm Chiến lược cải cách CNTT mới nhằm mục đích cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân 1 Mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu đạt 100% giao dịch về dịch vụ bảo hiểm y tế được thực hiện trực tuyến Chính phủ Nhật Bản nhận thức rõ ràng xây dựng CPĐT phải gắn với cải cách hành chính Tính hiệu quả và thành công của các dịch vụ công đặc biệt là dịch vụ hành chính công trực tuyến phải gắn liền với quy trình cải cách thủ tục hành chính một cách đồng bộ Ở Ai Cập trong chương trình hành động xã hội thông tin từ năm 2003 chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2008 Ai Cập có thể đưa vào sử dụng các dịch vụ công có chất lượng cao cho cộng đồng Một trong những nguyên tắc cơ bản trong chương trình này đó là dịch vụ cần phải lấy người dân làm trọng tâm với khẩu hiệu government now delivers và định hướng xây dựng các dịch vụ hành chính công thông qua cơ chế một cửa Văn hóa quản lý quan hệ khách hàng cho chính phủ được coi trọng trong đó người dân được xem là khách hàng và các cơ quan chính phủ phải có nhiệm vụ thỏa mãn các yêu cầu của người dân Chính phủ Ai Cập nhận thức sự cần thiết phải xây dựng một cổng thông tin chính phủ tích hợp thông tin và dịch vụ công để có thể phục vụ người dân được tốt hơn trên cơ sở các hệ thống một cửa Bắt đầu được xây dựng từ năm 2004 đến năm 2007 khoảng 700 dịch vụ đã được tích hợp trên cổng thông tin chính phủ 1 Năm 2000 chính phủ Singapore đã đề ra kế hoạch hành động CPĐT lần 1 mục đích nhằm định hướng cho hoạt động và đầu tư về CNTT đối với các dịch vụ công Mục tiêu của kế hoạch này là đưa toàn bộ dịch vụ công trở thành dịch vụ công trực tuyến Kế hoạch này được đầu tư khoảng 01 tỷ USD tập trung phục vụ tương tác giữa chính phủ và doanh nghiệp G2B chính phủ với công dân G2C và chính phủ với người lao động G2E Kết quả là đến năm 2007 đã có khoảng 1.600 dịch vụ công trực tuyến được xây dựng Người dân Singapore có thể truy cập những dịch vụ này thông qua một cổng duy nhất sử dụng một mật khẩu và một mã nhận dạng chung cho tất cả các dịch vụ Để đảm bảo người dân có thể truy cập dịch vụ công trực tuyến của chính phủ Singapore đã xây dựng một mạng lưới các ki-ốt cung cập truy cập Internet miễn phí cho người dân Đồng thời nhiều kế hoạch giúp đỡ những người dân có thu nhập thấp nâng cao trình độ cũng như nhận thức về ứng dụng CNTT Một số dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai như đăng ký giấy phép lái xe khai thuế thu nhập đặt chỗ đăng ký thương hiệu Các dịch vụ này luôn sẵn sàng ở chế độ 24/7 tại các ki-ốt và có sự trợ giúp của chuyên gia nếu cần Một số quỹ phục vụ nghiên cứu được thành lập cung cấp kinh phí cho các cơ quan chính phủ thử nghiệm công nghệ mới công bố thành công và chia sẻ kinh nghiệm với tất cả tổ chức khác Song song với đó chính phủ Singapore cũng thực hiện chương trình các dịch vụ Web với mục đích xây dựng và triển khai các dịch vụ trên nền Web trong lĩnh vực hành chính công khuyến khích các cơ quan chính phủ đưa thông tin và dịch vụ lên môi trường Internet 1 Chương trình được đầu tư để cải cách cách thức cung cấp và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nước nâng cao hiệu quả chia sẻ thông tin và dịch vụ giữa các cơ quan trong chính phủ nhằm đem lại chất lượng dịch vụ tốt hơn Chương trình dịch vụ cung cấp giấy phép kinh doanh trực tuyến nhằm khuyến khích việc đầu tư vào Singapore thông qua cơ chế đăng ký một cửa thông thoáng gọn nhẹ Một trong những mục tiêu chính của chương trình tạo ra một chính phủ khác biệt Different Government ở Đan Mạch đó là cung cấp dịch vụ công có chất lượng cao đẩy mạnh việc hợp tác mang tính liên ngành trong các cơ quan chính phủ Từ nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước các cơ quan tổ chức nhà nước đã phải đối mặt với yêu cầu phải tạo ra những trang thông tin điện tử riêng của mình để cung cấp thông tin cho người dân Vì vậy trong chương trình này đến năm 2007 sẽ có khoảng 65% các dịch vụ công quan trọng nhất sẽ được đưa lên mạng Internet Các thông tin về người dân doanh nghiệp đất đai sẽ được tập trung lưu trữ và chia sẻ tránh tình trạng người dân phải cung cấp cùng một thông tin nhiều lần Người dân và doanh nghiệp sẽ được cấp mã số nhận dạng điện tử duy nhất được sử dụng trong giao dịch điện tử Chính phủ Đan Mạch cũng cho rằng mỗi người dân nên có một trang thông tin cá nhân trên mạng Internet dùng để lưu trữ thông tin cá nhân cũng như quản lý các giao dịch giữa người dân và chính phủ Chính phủ có thể tận dụng những trang thông tin này để nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến rà soát nội dung để chính xác phản ánh nhu cầu kinh tế xã hội của cộng đồng Năm 2000 Liên minh châu Âu bắt đầu đưa ra các sáng kiến về một châu Âu điện tử với một số mục tiêu chính đưa thông tin về người dân trường học và doanh nghiệp cùng với dịch vụ hành chính công lên mạng tạo ra một môi trường điện tử ở châu Âu và bảo đảm quá trình này phù hợp với đặc điểm văn hóa dựa trên nền tảng tin cậy và hợp tác giữa các nền văn hóa trong Liên minh Đến năm 2005 tại Liên minh châu Âu 20 dịch vụ công trực tuyến cơ bản gồm 8 dịch vụ công đối với doanh nghiệp và 12 dịch vụ công đã được triển khai rộng rãi trong đó có các dịch vụ hành chính công dịch vụ về y tế và dịch vụ về giáo dục Tại Hoa Kỳ Quốc hội và Tổng thống cùng thống nhất rằng chính phủ điện tử chính là sự lựa chọn cho của tương lai 6 Các luật gồm Luật đổi mới quản lý công nghệ thông tin năm 1996 1996 Information Technology Management Reform Act ITMRA-luật Clinger-Cohen luật tối giảm giấy tờ trong công tác chính phủ Government Paperwork Elimination Act GPEA 44 USC 3504 và Luật về sử dụng chữ ký điện tử trong thương mại quốc gia và toàn cầu Electronic Signatutres in Global and National Commerce Act đã được thông qua nhằm tháo gỡ khó khăn trong giao dịch điện tử Vài tháng 12 năm 1999 Tổng thống Mỹ đã ký văn bản ghi nhớ yêu cầu các cơ quan chính phủ liên bang phải cung cấp các mẫu biểu trước tháng 1/2001 và cung cất tất cả các dịch vụ trước năm 2003 Quốc hội đã có ý kiến thành lập chức danh lãnh đạo thông tin liên bang Federal Chief Information Officer bên trong Văn phòng về quản lý và ngân sách Office of Management and Budget nhằm hỗ trợ việc quản lý và thúc đẩy các dịch vụ chính phủ điện tử và thiết lập các thủ tục trên nền Web để khuyến khích người dân truy cập vào dịch vụ và thông tin chính phủ Qua một số thông tin nêu trên có thể rút ra một số đặc điểm chính trong xu hướng phát triển chính phủ điện tử chính có thể điểm qua như sau a Phát triển chính phủ điện tử lấy người dân làm trọng tâm rút ngắn khoảng cách giữa người dân với các cơ quan nhà nước thông qua việc ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống b Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào phát triển chính phủ điện tử nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và huy động năng lực của mỗi người dân vào việc phát triển xã hội đồng thời nâng cao hiệu suất phục vụ của cơ quan nhà nước Xã hội hóa hoạt động đầu tư các dự án chính phủ điện tử thông qua hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp c Cung cấp nhiều kênh truy cập thông tin và sử dụng thuận tiện dịch vụ hướng chính phủ mọi nơi từ trang thông tin điện tử đơn thuần cung cấp thông tin đến cổng thông tin tích hợp dịch vụ trực tuyến cho phép tương tác hai chiều cho phép ngoài hình thức Internet thông tin và dịch vụ công được truy cập thông qua các kênh như điện thoại ki-ốt các trung tâm dịch vụ ứng dụng công nghệ thiết bị không dây và thiết bị di động d Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua tái cơ cấu và hoàn thiện mô hình nghiệp vụ Nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp giảm bớt các thủ tục rườm rà để thu hút đầu tư tạo môi trường kinh doanh tốt hơn Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng thông qua việc tăng cường các thủ tục trực tuyến trong hoạt động dân sự và chính phủ Tạo ra môi trường cộng tác điện tử kết nối chính phủ toàn diện tăng cường tính tích hợp trong cung cấp dịch vụ hành chính công xây dựng nền tảng đồng nhất về hạ tầng ứng dụng chia sẻ về dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ Phát triển rộng rãi số lượng các dịch vụ ra bên ngoài cho cộng đồng trong khi cố gắng thu gọn và biến các quy trình nghiệp vụ hỗ trợ phía sau trở nên thông minh hơn e Ban hành tiêu chuẩn về CNTT thúc đẩy tương tác liên thông công nghệ được chuẩn hóa thông tin được cấu trúc và lưu thống nhất qua đó hình thành một môi trường tích hợp các thành phần dữ liệu hệ thống và tiến trình trong các cơ quan khác nhau có thể nói chuyện với nhau hỗ trợ lẫn nhau loại trừ các thành phần trùng lặp f Đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao có chính sách đãi ngộ phù hợp xây dựng hạ tầng viễn thông tiên tiến kết nối đầy đủ giữa các cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ dùng chung cho phép tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và nguồn lực chính phủ g Đảm bảo an toàn thông tin bảo vệ tính riêng tư và nâng cao độ tin cậy dịch vụ Xây dựng những giải pháp có tính pháp lý giảm thiểu lo ngại về thiếu tính minh bạch trong việc sử dụng và trao đổi thông tin cá nhân trên các trang thông tin điện tử theo dõi và quản lý hoạt động của người sử dụng trên trang thông tin điện tử cũng như lo ngại về thất thoát dữ liệu tính an toàn thông tin trên môi trường Internet

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây