Truyền hình trả tiền: Cuộc cạnh tranh

Thứ tư - 08/09/2010 21:29

Truyền hình trả tiền: Cuộc cạnh tranh

ICTnews - Giờ đây bản quyền được các nhà đài Việt Nam coi là chiếc “cần câu” chủ yếu nhằm hút khán giả. Tuy nhiên, kết quả cuộc cạnh tranh này hoàn toàn không đúng quy luật thị trường.
Sự thay đổi đúng quy luật Vấn đề bản quyền truyền hình trở thành chuyện nóng có nguyên nhân xuất phát đầu tiên từ phản ứng của người dân khi K+ công bố mức thuê bao để xem được Giải bóng đá Ngoại hạng Anh được cho là quá cao so với thu nhập trung bình của dân cư Không chỉ riêng K+ VTC cũng bị cho là cắt cổ người xem với giá mua đầu thu HD cộng với thuê bao là 4,7 triệu đồng để xem được những trận cầu hấp dẫn Tuy nhiên có lẽ cũng nên đặt ngược lại vấn đề rằng vì sao từ trước đến nay người dân vẫn được xem các giải bóng như vậy mà chỉ với chi phí thấp Câu trả lời chính là đến giờ người dân mới phải trả tiền cho chi phí bản quyền còn trước đây họ được xem nhờ các nhà đài đã bỏ tiền và phát quảng bá Truyền hình trả tiền đang được các nhà đài khai thác dưới nhiều hình thức khác nhau thuê bao hàng tháng cố định thuê bao theo gói kênh bán thiết bị đầu thu và quảng cáo Trước đây việc phát sóng các chương trình đặc sắc đặc biệt là thể thao thi hoa hậu được các nhà đài thu miễn phí rồi phát cũng miễn phí và lấy nguồn thu từ quảng cáo Nhưng đến nay trước sức ép của những cam kết hội nhập quốc tế trong đó có vấn đề bảo vệ bản quyền thì cách kinh doanh truyền hình như vậy không còn phù hợp Hiện nay truyền hình này gọi là trả tiền cũng vừa đúng vừa sai vì có những lúc người xem không trả tiền Cái này do mô hình kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ quyết định Ví dụ như VTC có thời gian chỉ kinh doanh đầu set top box chứ không kinh doanh kênh chương trình theo kiểu của truyền hình trả tiền tức là người dân không trả tiền hàng tháng để xem kênh Việc mua một chiếc ti vi và mua một chiếc set top box để xem truyền hình thực chất là mua thiết bị đầu thu ông Nguyễn Thanh Lâm Trưởng ban biên tập chương trình Truyền hình cáp Việt Nam nhận định Có lẽ vì vậy mà trong một cuộc họp báo công bố các dịch vụ cung cấp mới đây cùng với những chương trình thể thao hot nhất đại diện của K+ cũng cho biết họ không kinh doanh trên thiết bị thu phát sóng nên cung cấp giá thiết bị xuống thấp nhất để cạnh tranh VTC hiện không chỉ đơn thuần là bán thiết bị đầu thu mà đã kèm theo những gói kênh chương trình khác nhau để người tiêu dùng lựa chọn Như vậy có thể thấy rõ rằng xu hướng kinh doanh truyền hình ở VN đang thay đổi theo đúng bản chất của truyền hình trả tiền đó là xem kênh nào trả tiền kênh đó Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn từng nhấn mạnh đã đến lúc người dân cần quen với việc muốn xem truyền hình thì phải trả tiền xem bao nhiêu kênh thì trả tiền bấy nhiêu kênh Chưa cạnh tranh đã muốn độc quyền Thế nhưng sự phản ứng của người dân trước mức thuê bao ngất ngưởng của K+ không phải hoàn toàn vô lý Điều đó lý giải vì sao vấn đề này không chỉ dừng lại ở những thắc mắc từ phía người xem mà đã trở thành cuộc chiến giữa các nhà đài Ông Vũ Quang Huy Phó Tổng giám đốc VTC nhận định đối tác nước ngoài đang cười vào mũi chúng ta nếu các đài tiếp tục cạnh tranh bản quyền theo cách đang làm Nếu như ban đầu cạnh tranh bản quyền chỉ là cuộc tranh cãi về việc ai là chủ nhân thực sự của quyền phát sóng thì nay nội dung của cuộc chiến này thay đổi hoàn toàn về chất Cuộc cạnh tranh bản quyền đang khiến chi phí có được bản quyền tăng cao mà theo nhận định của ông Lưu Vũ Hải Cục trưởng Cục PTTH-TTĐT là đã ở mức bất hợp lý mà lý do xuất phát chính từ các đơn vị trong nước thiếu sự hợp tác với nhau Đánh giá của ông Vũ Quang Huy về cái giá mua bản quyền được cho là ngất ngưởng thì đó có thể là chi phí mà K+ chấp nhận để tạo tên tuổi trong điều kiện mới gia nhập thị trường Song suy nghĩ này xem ra không hoàn toàn đúng bởi VTV với tư cách là một đài truyền hình quốc gia vốn là đơn vị không cần phải đánh bóng nhiều Còn ông Nguyễn Thanh Lâm lại cho rằng với tư cách là đài truyền hình quốc gia VTV phải đi đầu trong việc tuân thủ nguyên tắc bản quyền Nhưng rất tiếc là trong việc thực hiện trách nhiệm này chúng tôi khá đơn độc Nhiều khi việc đó nếu không cẩn thận cũng có thể được hiểu rằng đó là một sự lựa chọn không khôn ngoan vì mua như vậy sẽ phải tốn nhiều tiền ông Lâm nói Sự đơn độc này không phải bây giờ mới được nhắc tới nhưng qua cách mà các nhà đài đang làm thì đó hoàn toàn là kết quả của ý chí chủ quan Thay vì cùng nhau thương lượng bản quyền với mức giá hợp lý để rồi chia sẻ phát sóng thì mỗi đài lại âm thầm một mình tìm tới nhà cung cấp với mong muốn được độc quyền để rồi bị đối tác nước ngoài dẫn dắt Đến thời điểm này những người hâm mộ giải bóng đá Ngoại hạng Anh muốn xem các trận đấu trong ngày chủ nhật chỉ có thể lựa chọn K+ bởi hợp đồng độc quyền phát sóng là việc không thể thay đổi Về mặt luật pháp theo bà Nguyên Hạnh Chủ tịch Hãng truyền hình giải trí Q-net phải có sự hiểu biết rạch ròi một hàng hóa hữu hình như ô tô khi mua về là được toàn quyền sử dụng mua bán cho tặng nhưng khi mua một bản quyền truyền hình là một tài sản vô hình thì chỉ được sử dụng hữu hạn trong một số quy mô được thỏa thuận trong hợp đồng Khi mua được bản quyền và down tín hiệu xuống thì thậm chí bên mua sẽ không được bán mà chỉ được phát trên hệ thống của mình trong một thời gian hữu hạn mà thôi bà Hạnh cho biết Với phân tích này thì mong muốn chia sẻ bản quyền theo đề xuất của Bộ TT&TT trong cuộc họp với các nhà đài mới đây sẽ là điều không thể thực hiện Đó phải chăng là cái bẫy độc quyền mà các nhà kinh doanh truyền hình đang mắc phải do đi trái quy luật chưa cạnh tranh đã muốn độc quyền

Nguồn tin: vietnamnet.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây