"Tiếc là các lãnh đạo chưa thực sự nhập cuộc"

Thứ sáu - 10/09/2010 04:50

ICTnews-GS.VS Đặng Hữu, được coi là người có đóng góp quan trọng nhất trong việc xây dựng Chỉ thị 58, đã nhận xét như vậy về 10 năm thực hiện Chỉ thị quan trọng nhất của ngành CNTT Việt Nam đến nay.
Đây là bài viết đầu tiên trong loạt bài đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị số 58 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước dưới góc nhìn của các nhà quản lý và các chuyên gia trong ngành CNTT Trong sự nghiệp ông Đặng Hữu đã đảm trách nhiều vị trí quản lý liên quan đến CNTT Ông từng là Bộ trưởng Bộ KHCN&MT Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT Trưởng Ban khoa giáo Trung ương và Trưởng ban chỉ đạo CNTT của cơ quan Đảng Ông cũng là trưởng nhóm soạn bản dự thảo của Chỉ thị 58 để trình Bộ Chính trị thông qua vào ngày 17/10/2000 Chiến lược đúng Trong thời gian xây dựng Chỉ thị 58 ông Hữu nhớ lại khi đó thế giới đang có hai luồng quan điểm về chính sách với CNTT một số nước coi CNTT là ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn có đóng góp lớn vào GDP và một số lại coi CNTT là động lực là phương tiện để thúc đẩy phát triển đất nước Sau nhiều thảo luận cuối cùng nhóm soạn thảo chỉ thị này đã chọn đi theo quan điểm thứ hai bởi theo ông quan điểm đầu cũng đúng nhưng chưa đặt đúng tầm quan trọng của CNTT Ông Hữu cho biết nhiều nhà đầu tư nước ngoài sau đó đã khen ngợi họ bảo chính sách về CNTT của ta rất đúng Chỉ thị 58 cũng là văn kiện được Bộ Chính trị thông qua chóng vánh nhất từ trước đến nay và được triển khai rất nhanh xuống các cấp Từ quan điểm coi CNTT là động lực và phương tiện phát triển kinh tế Chỉ thị 58 đã có những đột phá về tư duy quản lý chuyển từ cách quản lý tới đâu thì cho phát triển tới đó sang quản lý phải theo kịp sự phát triển yêu cầu mở cửa thị trường viễn thông Internet cho doanh nghiệp tư nhân và kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia coi ứng dụng CNTT là công cụ thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế Những thay đổi tư duy quản lý đó đã thể hiện tác động rất rõ với lĩnh vực viễn thông và Internet Đến nay Việt Nam đã nằm trong top 20 các nước có tỷ lệ người dùng điện thoại và Internet cao trên thế giới Bên cạnh lĩnh vực viễn thông ông Hữu nhận xét đào tạo nhân lực CNTT đã phát triển rất nhanh từ chỗ chỉ có vài trường đến nay có hàng trăm trường đào tạo CNTT Tuy nhiên ngành công nghiệp phần mềm lại chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra là đạt 500 triệu USD vào năm 2005 mục tiêu này đến năm 2007 mới đạt được Công nghiệp phần cứng vẫn còn rất yếu chủ yếu là nhập linh kiện về lắp ráp và làm những công đoạn gia công giá trị thấp Ứng dụng CNTT là một trong những trọng tâm của Chỉ thị 58 nhưng kết quả triển khai không như mong đợi nhất là ở khu vực nhà nước Sự thất bại của Đề án 112 là một ví dụ điển hình Ông Hữu cho rằng nguyên nhân chính là do nhận thức của các cấp về CNTT chưa đủ tầm và thiếu sự vào cuộc thực sự của các lãnh đạo Theo ông điều quan trọng nhất của ứng dụng CNTT là phải đi đôi với thay đổi tổ chức và thay đổi cách làm việc chứ không phải ứng dụng CNTT để tin học hoá cách điều hành thủ công Ứng dụng CNTT sẽ giúp minh bạch hoá các quy trình xử lý thông tin trong các cơ quan nhà nước do đó nếu các lãnh đạo không thực sự nhập cuộc vẫn chưa muốn thực sự công khai minh bạch sẽ không thể đưa CNTT vào một cách hiệu quả Vì vậy ngay từ đầu nhóm soạn thảo Chỉ thị 58 đã đề nghị lãnh đạo chính phủ trực tiếp tham gia điều hành việc ứng dụng CNTT nhưng tiếc là điều này không được thực hiện Nên có Chỉ thị 58 mới http://www.ictnews.vn/Home/ho-so/Tiec-la-cac%C2%A0lanh-dao-chua-thuc-su-nhap-cuoc/2010/09/2CMSV3131377/ImageView.aspx?PublishedFileID=47116 1.jpg.jpg Trong thời gian tới ông Hữu cho rằng cần làm rõ những gì làm được và chưa làm được sau 10 năm triển khai Chỉ thị 58 để từ đó đưa ra các chính sách tháo gỡ cụ thể Tinh thần của chỉ thị này theo ông vẫn đúng không cần có thay đổi lớn Về ứng dụng CNTT trong khu vực nhà nước ông đề nghị cần đưa ra các quy định cụ thể gắn trách nhiệm của những người đứng đầu với các mục tiêu ứng dụng CNTT Người lãnh đạo phải trực tiếp chỉ đạo việc ứng dụng CNTT để phục vụ công cuộc đổi mới phục vụ việc thay đổi cách làm việc bằng CNTT Theo ông không nên coi các CIO người lãnh đạo CNTT thiên về kỹ thuật như hiện nay mà phải xác định rõ người lãnh đạo chủ chốt của cơ quan phải nắm lấy CNTT Thực tế vừa qua đã chứng minh nơi nào lãnh đạo hăng hái thì ứng dụng CNTT sôi động và có hiệu quả hơn hẳn Theo ông Hữu toàn cầu đang tồn tại 3 thế giới một thế giới là các nước sản xuất công nghệ lõi để bán cho hai thế giới còn lại thế giới thứ hai là các nước làm công xưởng chế tạo và lắp ráp sản phẩm công nghệ như Hàn Quốc Đài Loan và thế giới thứ ba là những người đi mua và sử dụng công nghệ Trong thế giới như thế ông nói nếu Việt Nam không đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT sẽ mãi mãi ở thế giới thứ 3 lệ thuộc hoàn toàn vào công nghệ nước ngoài Ban đầu ông cho rằng có thể Việt Nam chưa làm được những sản phẩm như iPhone nhưng có thể làm những sản phẩm điện thoại phổ thông Nếu không phát triển công nghiệp CNTT tương lai sẽ rất khó khăn vì cái gì cũng phải mua của nước ngoài trong khi đây là ngành có giá trị gia tăng rất lớn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây