Tham vấn công chúng, con đường hai chiều của cuộc sống và pháp luật

Thứ ba - 15/10/2013 02:53

ông Dương Ngọc Ngưu - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Điện Biên  tiếp xúc cử tri xã Tả Sìn Thàng và Sín Chải, huyện Tủa Chùa. (Ảnh: Anh Quân-Nguồn dienbientv.vn)

ông Dương Ngọc Ngưu - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Điện Biên tiếp xúc cử tri xã Tả Sìn Thàng và Sín Chải, huyện Tủa Chùa. (Ảnh: Anh Quân-Nguồn dienbientv.vn)
Chúng ta hay kêu gọi đưa các đạo luật vào cuộc sống và hay than phiền là các đạo luật, các chính sách vì lý do này, lý do khác mà chưa thực sự đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, rất cần phải quan tâm theo chiều ngược lại, là: nội dung các chính sách, pháp luật đó đã thực sự bắt nguồn từ nhu cầu và thực sự phù hợp với đời sống xã hội và người dân hay chưa? Hãy hỏi ý kiến người dân xem họ có cần chính sách, pháp luật đó cho cuộc sống của mình hay không hoặc họ cần chính sách, pháp luật đó như thế nào? Câu trả lời cho vấn đề này đồng nghĩa với một yêu cầu đặt ra cho các nhà lập pháp là: nhất thiết phải đưa được thực tiễn cuộc sống vào các chính sách, pháp luật.
Một trường học được xây dựng khang trang và đã hoàn thành nhưng chưa thể đưa vào sử dụng vì chưa có kinh phí để xây cổng, tường rào. Một khu chợ hiện đại được xây dựng nhưng tiểu thương không đến thuê hoặc chỉ thuê một thời gian lại phải dời đi nơi khác do kinh phí thuê mặt bằng quá cao, hoặc được quy hoạch ở khu thưa dân cư, vắng khách. Một trạm y tế xây dựng xong nhưng không thể tiến hành việc tiêm chủng ngừa cho trẻ em vì kinh phí mua tủ trữ lạnh cho vacxine bị cắt giảm… Sự tận tụy của chính quyền trong những trường hợp như vậy chỉ làm phát sinh thêm các chi phí mà không phục vụ được gì nhiều cho người dân. Lý do là vì mong muốn, nhu cầu và nguyện vọng của người dân đã không được tìm hiểu đầy đủ và kỹ lưỡng ngay từ quá trình xây dựng, hoạch định chính sách.Mới đây, tại Kỳ họp thứ Ba, QH Khóa XIII, QH đã thông qua Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, quy định trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới mọi tầng lớp nhân dân và trách nhiệm của công dân trong việc tìm hiểu các quy định pháp luật. Trên thực tế, chúng ta thường hay kêu gọi đưa các đạo luật vào cuộc sống và hay than phiền là các đạo luật, các chính sách vì lý do này, lý do khác mà chưa thực sự đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, từ các ví dụ nêu trên, rất cần phải quan tâm theo chiều ngược lại, đó là: nội dung các chính sách, pháp luật đó đã thực sự bắt nguồn từ nhu cầu và thực sự phù hợp với đời sống xã hội và người dân hay chưa? Hãy hỏi ý kiến người dân xem họ có cần đến chính sách, pháp luật đó cho cuộc sống của mình hay không? Hay họ cần chính sách, pháp luật đó như thế nào? Câu trả lời cho vấn đề này đồng nghĩa với một yêu cầu đặt ra cho các nhà lập pháp là: nhất thiết phải đưa được thực tiễn cuộc sống vào các chính sách, pháp luật.Có thể nói rằng, trong quy trình lập pháp ở đây chỉ giới hạn trong phạm vi công đoạn ở QH hay các Ủy ban của QH thì các nhà lập pháp (các ĐBQH) hay các cơ quan lập pháp (QH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH) phải luôn quán triệt tư tưởngchính sách, pháp luật phải bắt nguồn từ cuộc sống; đồng thời, phải đưa thực tiễn cuộc sống vào ngay quá trình hoạch định và ban hành chính sách, pháp luật. Để thực hiện được điều này, các nhà lập pháp, các cơ quan lập pháp cần phải được tiếp cận với các thông tin khách quan, nhiều chiều và khoa học. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước ta hiện nay, một trong những kênh cung cấp thông tin cho các nhà lập pháp hay các cơ quan lập pháp để đưa thực tiễn cuộc sống vào chính sách, pháp luật là tham vấn công chúng trước khi ban hành chính sách.Việc tham vấn công chúng trong hoạt động lập pháp đã được thể chế hóa trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Tham vấn công chúng có thể hiểu là hành động có chủ đích của cơ quan ban hành chính sách nhằm thông báo, hỏi, lắng nghe và có trao đổi, thảo luận với những người, những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi một quyết định, giải pháp nào đó; những người, những đối tượng có liên quan, có quan tâm đến chính sách, giải pháp đó. Thông qua việc tham vấn ý kiến, mọi người có cơ hội bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, tạo điều kiện để cơ quan ban hành luật, chính sách (cụ thể ở đây là QH) xem xét, chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung trước khi ban hành hoặc quyết định sửa đổi chính sách, pháp luật.Tham vấn công chúng phải được coi là một hoạt động thường xuyên của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử để làm tốt hơn các nhiệm vụ của mình là lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Các chủ thể thực hiện tham vấn gồm: QH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH. Các đối tượng tham vấn thường được hiểu là bất kỳ bên nào có quyền lợi chịu ảnh hưởng hoặc liên quan đến quyết định sẽ được đưa ra và không phải là bên ra quyết định. Đó là những người chịu tác động trực tiếp và gián tiếp từ quyết sách đã hoặc có thể sẽ được đưa ra; những người hưởng lợi trực tiếp và những người có quyền, lợi ích liên quan; những người bảo vệ quyền lợi và những người am hiểu sâu về lĩnh vực đó; những người cung cấp dịch vụ có liên quan; những người chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện chính sách đó. Các nội dung tham vấn thường bao gồm: các vấn đề về lợi ích của các nhóm đối tượng nói trên; các vấn đề chính sách chung; các nhóm nội dung lớn liên quan đến các chính sách trong các dự thảo; các vấn đề chuyên môn sâu. Cũng có thể phân loại các nội dung tham vấn thành các loại vấn đề về hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp. Các hình thức tham vấn công chúng cũng có thể rất đa dạng. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 chỉ quy định một số hình thức lấy ý kiến nhân dân vào các dự án luật, pháp lệnh. Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động của các cơ quan dân cử, nhất là một số Ủy ban của QH trong những năm gần đây có thể thấy, tham vấn công chúng thường được thực hiện bằng một số hình thức như: lồng tham vấn vào một số hoạt động giữ mối liên hệ với cử tri; các hội nghị tham vấn trên địa bàn rộng; thảo luận nhóm nhỏ theo trọng tâm; họp các hộ dân thuộc một khu dân cư; khảo sát thực địa, thị sát; phỏng vấn sâu từng cá nhân; tiếp nhận ý kiến qua báo chí, internet, các phương tiện liên lạc khác; hội thảo, tọa đàm với các nhóm đối tượng hẹp như các chuyên gia, các nhà khoa học; điều tra dư luận xã hội... Có thể nhận thấy rằng, do chủ thể, đối tượng, phạm vi, hình thức và các nội dung tham vấn công chúng rất rộng và trên mọi lĩnh vực nên hoạt động tham vấn công chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động của QH nói chung và hoạt động lập pháp nói riêng. Thông qua tham vấn, QH mà cụ thể ở đây là các ĐBQH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH có được thông tin trung thực, khách quan, nhiều chiều, chuyên sâu và khoa học, phục vụ cho công tác lập pháp và giám sát, là các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của QH, góp phần nâng cao tính khả thi của luật và các chính sách, pháp luật; góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả hoạt động của từng ĐBQH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban nói riêng, hiệu quả hoạt động của QH nói chung. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, tham vấn công chúng quan trọng không chỉ đối với các cơ quan công quyền, cơ quan lập pháp mà còn có ý nghĩa thiết thực đối với người dân đúng như nhận định của Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, những cách thức tham vấn phù hợp sẽ giúp người dân có thêm cơ hội tham gia vào quá trình hoạch định chính sách một cách thiết thực và qua đó, góp phần để người dân thực thi pháp luật tốt hơn khi chính sách, pháp luật được ban hành.Thời gian qua, các hoạt động tham vấn của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ đã được tổ chức khá thường xuyên, hiệu quả, cung cấp thông tin trung thực, khách quan, đa chiều phục vụ cho các ĐBQH là thành viên Ủy ban cũng như tập thể Ủy ban trong hoạt động lập pháp và giám sát. Cụ thể, trong công tác lập pháp, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ đã chủ trì thẩm tra một số dự án Luật như Luật Quảng cáo, Luật Giáo dục đại học, Luật Xuất bản sửa đổi, Luật Thư viện..., qua quá trình tham vấn ý kiến của các nhóm đối tượng có liên quan, nhiều điều khoản trong các dự thảo Luật này đã được Ủy ban nghiên cứu, xem xét, thảo luận và đưa ra những đề xuất chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi và khách quan, không nghiêng về bất kỳ nhóm lợi ích nào. Công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong một số lĩnh vực mà Ủy ban phụ trách như giám sát việc thực hiện Nghị quyết 35/2009/QH12 và Nghị quyết 50/20120/QH12 liên quan đến giáo dục đại học, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc và phát triển KT-XH. Qua quá trình tham vấn công chúng, Đoàn giám sát đã nhận thấy nhiều bất cập, tồn tại trong chính sách, pháp luật liên quan đến giáo dục đại học như quyền tự chủ của các trường đại học, việc thực hiện các cam kết về đầu tư tài chính, nguồn nhân lực của cơ quan chủ quản của các trường đại học mới được thành lập hay trong các chính sách liên quan đến thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện còn nhiều bất hợp lý trong việc xác minh thời gian tham gia thanh niên xung phong, các mức kinh phí chi trả quá thấp so với thời giá chung... Qua đó, Đoàn giám sát đã xây dựng các báo cáo giám sát trình QH, đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số chế độ chính sách do Chính phủ hoặc QH ban hành.Nhìn chung, hoạt động tham vấn công chúng phục vụ hoạt động lập pháp và hoạt động giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ đã được tổ chức theo đúng trình tự, thủ tục và quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng cần tham vấn, các nội dung tham vấn và các hình thức tham vấn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hoạt động này, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ đã có một số cải tiến, đổi mới. Đối với nhóm các hoạt động tham vấn nhằm mục đích xây dựng văn bản pháp luật thì việc tổ chức các cuộc tham vấn dưới dạng hội thảo, tọa đàm với các thành phần là chuyên gia, các nhà khoa học là hết sức cần thiết; đặc biệt là sự tham gia của đối tượng được hưởng lợi trực tiếp, gián tiếp hoặc chịu thiệt trực tiếp, gián tiếp của việc ban hành chính sách, pháp luật tại các Hội thảo, tọa đàm này sẽ đem lại rất nhiều thông tin hữu ích cho các nhà lập pháp. Thông qua các trao đổi, (thường mang tính phản biện lẫn nhau) giữa các nhóm đối tượng tham vấn, nhiều vấn đề sẽ được làm sáng tỏ. Đối với nhóm các hoạt động tham vấn nhằm mục đích giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật thì thành phần các Đoàn giám sát không nên có đại diện của các cơ quan hành pháp, hoặc cấp trên trực tiếp hay gián tiếp của các đối tượng được tham vấn. Lý do là, nếu có các thành phần này thì các thông tin mà Đoàn giám sát ghi nhận được qua tham vấn có nhiều khả năng bị tô hồng, không đúng với thực tế. Bên ))cạnh đó, cũng nên tổ chức nhiều hình thức tham vấn khác nhau, có thể thực hiện riêng lẻ hoặc lồng ghép để bảo đảm tính thiết thực, tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất. Cần phối hợp với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của QH trong quá trình tham vấn, nhất là những nội dung thuộc về lĩnh vực chuyên môn của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban...

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thanh Hải Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây