Sở Thông tin và Truyền thông: Cải cách hành chính - Nhìn từ con số thực hiện trong năm 2020

Thứ tư - 18/08/2021 21:43

Sở Thông tin và Truyền thông: Cải cách hành chính - Nhìn từ con số thực hiện trong năm 2020

DIC - Cải cách hành chính (CCHC) là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính Nhà nước, bao gồm: Thể chế, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức;… nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại.
/uploads/news/2021_08/z2694515209670_f3099dc686796ff0af491e80afb32a0c.jpg Tổ công tác rà soát TTHC lên dịch vụ công mức độ 4 của tỉnh làm việc với UBND xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. PAR Index (viết tắt tiếng Anh: Public Administration Reform Index) là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động CCHC được Bộ Nội vụ ban hành với mục tiêu: Xác định Chỉ số CCHC để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khác quan, công bằng kết quả CCHC hằng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước, giai đoạn 2011-2020. Việc đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần để xác định PAR Index được thực hiện theo ba nhóm phương pháp: Thứ nhất là tự đánh giá, chấm điểm của các bộ, các tỉnh theo thang điểm đã quy định. Thứ hai là Bộ Nội vụ thẩm định điểm các bộ, tỉnh tự đánh giá, chấm điểm với sự tư vấn của Hội đồng thẩm định. Thứ ba là điểm đánh giá qua điều tra xã hội học từ việc lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp hay còn gọi là đối tượng thụ hưởng CCHC. Trong năm 2020, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm công tác CCHC và đã có sự chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, toàn diện nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội được đề ra từ đầu năm. Đồng thời, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của tỉnh Điện Biên. Theo đó, việc tổ chức triển khai xác định chỉ số CCHC năm 2020 của các cơ quan, đơn vị đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch. Công tác điều tra, khảo sát, đánh giá tác động của CCHC đã phản ánh được công tác quản lý hành chính Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và người dân, cán bộ, công chức tại các đơn vị, địa phương.Tuy nhiên, để chủ động tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư, thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, công tác CCHC của tỉnh Điện Biên đã được triển khai tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.Theo báo cáo của Hội đồng thẩm định Chỉ số CCHC tỉnh, năm 2020 đã có 02/19 sở, ban, ngành được xếp loại tốt; 17 đơn vị được xếp loại khá, trong đó có Sở Thông tin và Truyền Thông và không có đơn vị xếp loại trung bình, yếu, kém. Đối với cấp huyện, có 09/10 huyện, thị xã, thành phố xếp loại khá; huyện Mường Nhé xếp loại trung bình, đạt 56,167% và không có huyện xếp loại yếu, kém. Qua đó cho thấy, kết quả Chỉ số CCHC năm 2020 của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố đã phản ánh một cách khách quan, thực chất việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh.Riêng đối với Sở Thông tin và Truyền thông, trong năm qua, chỉ số CCHC của Sở đã có những chuyển biến tích cực; tỷ lệ điểm trung bình đã được nâng lên từ 76,23% năm 2019 lên 83,663% năm 2020; tuy nhiên về thứ hạng vẫn đứng thứ 05/19 sở, ngành và không tăng so với năm 2019. Mặc dù, kết quả xếp hạng chỉ số CCHC của Sở TT&TT Điện Biên đã có những tiến bộ đáng kể, song vẫn còn ở mức khiêm tốn; do đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện hơn nữa công tác CCHC của Sở trong thời gian tới. Cụ thể:Thứ nhất, tập trung nâng cao chất lượng tham mưu các nội dung thuộc Ngành TT&TT cho UBND tỉnh. Tăng cường công tác chỉ đạo đối với lĩnh vực, nhiệm vụ do Ngành phụ trách; đặc biệt chú trọng đối với lĩnh vực, nhiệm vụ mà kết quả còn thấp hoặc chưa đạt kết quả.Thứ hai, tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu và công tác CCHC phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của đơn vị.Việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo chất lượng và cần được đầu tư nghiên cứu có tầm chiến lược; xác định rõ kết quả đối với từng nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của từng phòng chuyên môn và cán bộ, CCVC được giao nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện để chấn chỉnh kịp thời hạn chế, thiếu sót.Thứ ba, phát huy tính sáng tạo, nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, chính sách, công tác dự báo, phân tích xu hướng và yêu cầu cải cách để tham mưu, đề xuất xây dựng, sửa đổi các chính sách pháp luật thuộc lĩnh vực của Ngành TT&TT, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Công tác hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính phải gắn với nhiệm vụ cải cách, nhằm phát huy mọi nguồn lực, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch.Nhiệm vụ cải cách thể chế, xây dựng các văn bản chính sách phải được triển khai đồng bộ, gắn bó mật thiết với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính, hiện đại hóa hành chính. Về đề xuất, lập các chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải theo đúng quy trình, đảm bảo tiến độ và tính khả thi...Thứ tư, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thông tin tuyên truyền về CCHC; đặc biệt chú trọng thông tin tuyên truyền đối với các nhiệm vụ liên quan đến người dân, như: Việc giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích; sáng kiến kinh nghiệm trong công tác CCHC,… và được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, như: Tọa đàm, tờ rơi, phương tiện thông tin đại chúng, hát, nhạc, kịch,...Thứ năm, cải cách TTHC cần lấy tổ chức, cá nhân làm trung tâm. Tiếp tục triển khai, đẩy mạnh công tác cải cách TTHC để tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Kiểm soát, cập nhật, bổ sung kịp thời việc ban hành các TTHC mới. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC; trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện tốt việc công bố, công khai các quy trình, TTHC trong lĩnh vực TT&TT. Nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; đặc biệt là dịch vụ công mức độ 4 của các tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC của Sở.Thứ sáu, nghiên cứu, đề xuất, xây dựng bộ máy hành chính của Sở tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả nhằm kiện toàn tổ chức các phòng chuyên môn đảm bảo sự thống nhất trong triển khai các chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cải cách theo Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Theo đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ và đổi mới mạnh mẽ, hiệu quả công tác cán bộ; đánh giá cán bộ theo quá trình, đảm bảo tính liên tục, đa chiều theo các tiêu chí và mức độ hoàn thành công việc được giao.Thứ bẩy, chủ động đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, tham mưu công tác chuyển đổi số. Chú trọng việc xử lý công việc, công tác báo cáo và giải quyết TTHC trên môi trường mạng; qua đó nâng cao hiệu quả giải quyết công việc trong hoạt động của đơn vị.Tổ chức tuyên truyền để người dân biết khai thác thông tin và tiện ích từ nhiều nguồn, kênh khác nhau, nhất là qua mạng internet; phát huy được hiệu quả của chính quyền điện tử đến người dân và tổ chức; tổ chức tuyên truyền, linh hoạt trong việc vận động người dân sử dụng dịch vụ bưu chính công ích để đỡ tốn thời gian, công sức khi thực hiện TTHC.

Tác giả: Tin, ảnh: Châu Loan

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây