Phải kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục, tổ chức thi hành và kiểm tra giám sát thực thi pháp luật

Thứ năm - 06/11/2014 11:22

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng
(Mic.gov.vn) - Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đã dành thời gian trao đổi, trả lời phỏng vấn Tạp chí CNTT-TT về công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Thông tin và Truyền thông trong năm 2014 và định hướng công tác cho năm 2015.
Tạp chí CNTT-TT: Năm 2014 là năm thứ hai thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11). Vậy trong công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật năm 2014, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đã có những hoạt động tiêu biểu nào, thưa thứ trưởng? Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng: Năm 2014 là năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Đây là năm đầu tiên triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và là năm có nhiều biến động trong đời sống kinh tế, chính trị trong và ngoài nước. Điều này đòi hỏi công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục phải nhạy bén, kịp thời, liên tục. Song song với phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật được ký ban hành đến năm 2014 nói chung và pháp luật về Thông tin truyền thông nói riêng, dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú và nhiều đối tượng khác nhau, Bộ TTTT đã triển khai hoạt động tuyên truyền hiệu quả nổi bật nhất là phổ biến Hiến pháp và pháp luật về biển đảo. Tạp chí CNTT-TT: Xin Thứ trưởng cho biết cụ thể hơn về hai hoạt động tiêu biểu này? Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng: Hoạt động nổi bật đầu tiên là việc phổ biến thi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Bộ TTTT đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Hiến pháp tại cơ quan, tổ chức và địa phương, nâng cao nhận thức về Hiến pháp và ý thức chấp hành Hiến pháp, bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, với các hoạt động cụ thể sau: Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng: xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền Hiến pháp bằng nhiều hình thức thích hợp, phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân; giáo dục tinh thần chấp hành Hiến pháp, ý thức trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp và pháp luật; mở chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, xuất bản ấn phẩm, đăng tải các nội dung cơ bản, những điểm mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp; thường xuyên đưa tin, bài phản ánh các hoạt động nghiên cứu, học tập, triển khai Hiến pháp; phê phán những nhận thức sai trái, lệch lạc về Hiến pháp; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tuyên truyền, giáo dục giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân nâng cao ý thức, tinh thần tự giác chấp hành Hiến pháp và pháp luật. /uploads/news/2014_11/2b.jpg Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn Pháp luật về phòng chống tham nhũng Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp. Ngay từ đầu năm 2014, Bộ TTTT đã tổ chức 02 hội nghị tập huấn triển khai thực hiện tuyên truyền Hiến pháp cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí và Sở TTTT trên toàn quốc và hội nghị quán triệt, triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ TTTT. Tổ chức rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, cập nhật các quy định mới của Hiến pháp. Bộ TTTT đã giao Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong Bộ tiến hành rà soát, lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật đề xuất bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Bộ TTTT cũng đã ban hành Quyết định số 422/QĐ-BTTTT ngày 11/4/2014 về việc ban hành Kế hoạch và tổ chức triển khai việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông có liên quan đến các quy định về quyền con người thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện nay, Bộ TTTT đang chủ trì xây dựng 02 dự án Luật: Luật An toàn thông tin và Luật Báo chí (sửa đổi). Trong bối cảnh triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, Bộ TTTT đã chỉ đạo cơ quan, đơn vị trong quá trình xây dựng dự thảo phải nghiên cứu và thể chế hóa kịp thời các nội dung của Hiến pháp vào hai dự thảo Luật này cũng như các văn bản dưới luật khác thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông. Bộ TTTT rất chú trọng phổ biến, tuyên truyền Hiến pháp phục vụ công tác đối ngoại, giao Cục Thông tin đối ngoại chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ thực hiện tổ chức phổ biến, tập huấn cho các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, nhà xuất bản, các cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại về các nội dung của Hiến pháp. Chỉ đạo, đặt hàng đối với các kênh truyền hình đối ngoại xây dựng các chương trình thích hợp phổ biến, tuyên truyền về Hiến pháp. Hoạt động nổi bật thứ hai là công tác tuyên truyền pháp luật về biển đảo . Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hội nhập và phát triển đất nước, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, đặc biệt trước sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương -981 và các tàu thuyền vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, Bộ TTTT đã tổ chức đợt cao điểm năm 2014 tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển, cụ thể là: Huy động sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, phổ biến tuyên truyền rộng rãi tới mọi đối tượng; gắn nội dung phổ biến pháp luật về biển với việc tuyên truyền phổ biến về vị trí, vai trò, tiềm năng thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tuyên truyền những cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử và thực tiễn khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Định hướng nội dung, tăng thời lượng tin bài tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; chương trình hỗ trợ ngư dân các tỉnh miền Trung ra khơi bám biển Hoàng Sa; công tác tuyên truyền biển, đảo và phân giới cắm mốc của Cục Thông tin Đối ngoại... Bộ TTTT cũng chủ trì, phối hợp tổ chức chiến dịch “Kết nối Biển Đông”; chiến dịch nhắn tin "Chung sức vì biển đảo quê hương" nhằm huy động nguồn lực để ủng hộ tặng quân, dân và ngư dân trên các vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa; trao tặng thiết bị thông tin liên lạc trang bị cho tàu, thuyền của ngư dân Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam … Bộ TTTT đã triển khai các hoạt động thực tế sinh động góp phần nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Các hoạt động tiêu biểu là: triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Trường Sa, Hoàng Sa – Những bằng chứng lịch sử” tại 13 tỉnh thành trong cả nước như: Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Đảo Lý Sơn, Hải Phòng, Phú Yên, Đăk Lắk …; công bố và trao tặng ATLAS thế giới, Bruxelles 1827 về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam tại Bộ TTTT; trao tặng bộ bản đồ thể hiện chủ quyền biển đảo của Việt Nam cho Bộ Tư lệnh Hải quân tại Hải Phòng. Trong tháng 4 năm 2014, Bộ TTTT đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức chương trình “Đến với Trường Sa thân yêu” một số hoạt động chính, bao gồm: Triển lãm lưu động, trao tặng bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” tại đảo Trường Sa lớn và trao tặng bộ bản đồ và tư liệu cho 02 đảo Sinh Tồn và đảo Nam Yết; tổ chức thành lập điểm Bưu điện - Văn hóa tại đảo Trường Sa; trao tặng cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên các đảo đầu thu kỹ thuật số, SIM điện thoại, sách báo... /uploads/news/2014_11/3b.jpg Toàn cảnh Hội nghị tập huấn Công tác thông tin, tuyên truyền Biển và hải đảo Việt Nam năm 2014 Để công tác tuyên truyền về biển đảo thực sự đi sâu, đi sát, xuống đến tận các địa phương, Bộ TTTT đã tổ chức nhiều hội nghị, tọa đàm với nội dung được xây dựng phù hợp với từng đối tượng: tập huấn tuyên truyền về chủ quyền biển đảo cho lãnh đạo Sở, lãnh đạo cơ quan Báo đài, cổng thông tin điện tử địa phương tại Đà Nẵng; tập huấn nâng cao nhận thức, nghiệp vụ và kỹ năng tác nghiệp trong công tác truyền thông về biển và hải đảo Việt Nam cho đội ngũ phóng viên các cơ quan báo chí trong cả nước tại Thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu; tổ chức nói chuyện chuyên đề về Biển Đông của lãnh đạo Bộ TTTT với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ngãi; hội nghị công tác tuyên truyền bảo về chủ quyền biển đảo Việt Nam… Với những kết quả đạt được trên, trong năm 2015, Bộ TTTT sẽ tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền pháp luật hiệu quả hơn, sâu rộng hơn. Tạp chí CNTT-TT: Xin Thứ trưởng cho biết, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong lĩnh vực TTTT năm 2014 có những khó khăn và tồn tại nào không? Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng: Đúng là chúng ta vẫn còn những khó khăn, tồn tại trong công tác này. Tôi có thể tóm tắt thành 03 vấn đề chủ yếu. Thứ nhất, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đơn vị trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục còn chưa thường xuyên, chặt chẽ, nhịp nhàng. Thứ hai, kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chưa đáp ứng hết các yêu cầu nhiệm vụ, việc huy động các nguồn lực khác còn hạn chế. Thứ ba, đội ngũ cán bộ báo cáo viên pháp luật tại Bộ là kiêm nhiệm, chưa được thường xuyên bồi dưỡng về kỹ năng tuyên truyền, khó khăn trong việc bố trí thời gian triển khai công tác phổ biến trong khi vẫn phải thực thi rất nhiều công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực được giao. Tạp chí CNTT-TT: Vậy để thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong lĩnh vực TTTT trong năm 2015, xin Thứ trưởng cho biết những biện pháp nào cần triển khai trong thời gian tới? Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng: Để khắc phục những khó khăn, tồn tại nêu trên, trong thời gian tới, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TTTT cần tiếp tục: Chủ động, phối hợp chặt chẽ từ các cấp ủy, lãnh đạo đơn vị và các tổ chức đoàn thể, tổ chức kinh tế thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Phát huy vai trò chủ động sáng tạo trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Tích cực đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng cơ quan, tổ chức và các địa phương; lồng ghép công tác phổ biến với hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, người dân; thường xuyên có đánh giá rút kinh nghiệm để công tác này mang lại hiệu quả thiết thực; Bên cạnh đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyên, phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức, thi hành pháp luật; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân nhằm nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Quan tâm, kịp thời xây dựng và củng cố đội ngũ báo cáo viên pháp luật; chú trọng tổ chức tập huấn, đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn, kỹ năng truyền đạt kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ này. Cùng với chủ trương nêu trên, cần ưu tiên đầu tư kinh phí cho hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật nhưng phải bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí. Tạp chí CNTT-TT: Xin cảm ơn Thứ trưởng đã dành thời gian trao đổi.

Tác giả: Tạp chí CNTT&TT

Nguồn tin: mic.gov.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây