Những điểm mới trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

Thứ ba - 16/07/2019 02:57
DIC - Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 chính thức có hiệu lực thi hành. Luật gồm 10 chương, 96 Điều. So với Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, Luật có nhiều đểm mới, cụ thể:
Mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản: Cán bộ, công chức; sĩ quan công an nhân dân; sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Quy định cụ thể thời điểm kê khai tài sản, thu nhập trước ngày 31/12 hàng năm: Việc kê khai thu nhập được quy định cụ thể và chia thành ba hình thứ kê khai (kê khai lần đầu: Áp dụng cho các đối tượng nêu trên; Kê khai bổ sung: Đối với người có biến động thêm về tài sản; Kê khai hàng năm: Áp dụng đối với người giưc chức vụ từ Giám đốc Sở và tương đương trở lên, người làm công tác cán bộ, quản lý tài sản công). Quy định cụ thể đối với hành vi kê khai không trung thực: Đối với cán bộ, công chức kê khai không trung thực về tài sản, thu nhập có thể bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức (cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm); Trường hợp đã được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật; Trường hợp người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai không trung thực thì không được bổ nhiệm, phê chuẩn hoặc cử vào chức vụ dự kiến; Trường hợp người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND mà kê khai không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử./.

Tác giả: Phạm Quyên

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây