Nậm Pồ tăng cường xây dựng chính quyền cơ sở

Thứ tư - 25/12/2013 19:48

Ảnh :Trần Sơn – Trọng Lâm

Ảnh :Trần Sơn – Trọng Lâm
Nậm Pồ là huyện miền núi biên giới được chia tách từ huyện Mường Nhé và Mường Chà theo Nghị quyết 45/NQ-CP của Chính phủ. Huyện Nậm Pồ có 8/15 xã biên giới với trên 95% dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số. Do địa hình rộng, dân cư sinh sống rải rác không tập trung nên việc quản lí nhà nước về kinh tế và trật tự xã hội còn rất nhiều khó khăn, chính vì vậy, huyện Nậm Pồ xác định tăng cường củng cố bộ máy chính quyền cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã để xây dựng chính quyền cơ sở thật sự vững mạnh.
Ngay sau khi chia tách và thành lập, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Nậm Pồ đã được quan tâm củng cố và nâng cao về chất lượng. Tổ chức bộ máy chính quyền ở cơ sở từng bước được kiện toàn, cán bộ công chức được sắp xếp, bố trí ổn định theo đúng chức năng và nhiệm vụ, đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống và xã hội. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã đạt 99,3% có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, hơn 50% cán bộ chuyên trách và gần 20% công chức cấp xã có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Đây chính là nền tảng vững chắc góp phần quan trọng vào việc xây dựng củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.Theo thống kê của Phòng Nội vụ, huyện Nậm Pồ hiện có 160 cán bộ chuyên trách và 134 công chức cấp xã. Do là huyện mới được thành lập nên cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ; một số xã mới được thành lập còn thiếu một số chức danh công chức, do đó đã phần nào ảnh hưởng đến tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, như: xã Nà Khoa, Nậm Nhừ, Chà Cang là 3 xã mới được chia tách từ tháng 6/2013.Nậm Pồ không chỉ gặp khó khăn trong việc thiếu cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã, theo đánh giá về trình độ năng lực của cán bộ hiện chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn. Hiện nay toàn huyện chỉ có 6 cán bộ chuyên trách và 15 công chức cấp xã có trình độ đại học, cao đẳng, còn lại 154 cán bộ chuyên trách và 115 công chức có trình độ trung cấp hoặc chưa qua đào tạo. Đây là những khó khăn không nhỏ trong việc xây dựng chính quyền cơ sở mà Nậm Pồ đang nỗ lực vượt qua trong thời kỳ đầu thành lập huyện. Trước tình hình thực tế về đội ngũ cán bộ, từ khi chia tách thành lập, huyện Nậm Pồ đã tập trung chú trọng củng cố chính quyền cơ sở, với những giải pháp đồng bộ, như: đổi mới phương pháp lãnh đạo, điều hành; nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy công quyền; xây dựng, hoàn thiện và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức cơ sở đối với công việc.Để nâng cao vai trò quản lý, điều hành của chính quyền, các xã đã tích cực củng cố mối đoàn kết, phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ xã phải hết sức trách nhiệm, tận tâm với công việc, sẵn sàng giúp đỡ nhân dân. HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể trong xã luôn giữ mối quan hệ trong công tác theo quy chế phối hợp. Các xã thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trong đó triển khai những việc dân được bàn và quyết định trực tiếp như mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi, bình chọn hộ nghèo. Việc lựa chọn, bố trí đội ngũ trưởng thôn bản, bí thư chi bộ cũng được tiến hành một cách công khai, tôn trọng ý kiến của đảng viên, quần chúng nhân dân. /uploads/news/2013_12/34567.jpg Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp là một trong nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Nậm Pồ. Ảnh : Trần Sơn – Trọng Lâm Huyện Nậm Pồ hiện có hơn 310 cán bộ thôn, bản do dân bầu. Tại bộ phận “Một cửa” của xã đều niêm yết công khai quy trình làm việc và mức lệ phí làm thủ tục, hồ sơ để người dân biết và thực hiện. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy cơ sở, năng lực chỉ đạo, điều hành của chính quyền, thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của địa phương. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, an ninh trật tự được đảm bảo. Thực tế ở các địa phương cho thấy, trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, việc nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, trong đó nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền có ý nghĩa quan trọng. Điều đó đòi hỏi chính quyền cơ sở phải làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Huyện đã luôn quan tâm đến công tác củng cố, kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở gắn với việc chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức. HĐND cấp xã trong nhiệm kỳ đều có cơ cấu hợp lý; HĐND các cấp đã chú trọng ban hành các Nghị quyết kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế; công tác giám sát được tăng cường, góp phần giải quyết tốt nhiều ý kiến, kiến nghị chính đáng của người dân. Bên cạnh đó, huyện cũng luôn quan tâm xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là hệ thống chi bộ, mặt trận, các tổ chức đoàn thể ở thôn, bản nhằm tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhằm xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền vững mạnh từ cơ sở, đủ sức và đủ tin cậy để làm cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân. Việc Nậm Pồ hoàn thành điều chỉnh địa giới hành chính với 15 xã và tổng diện tích tự nhiên gần 150.000 ha cũng đã đảm bảo ổn định về tổ chức, bộ máy, tạo được niềm tin, sự phấn khởi và đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Với mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nội vụ rà soát nhu cầu, tiêu chuẩn và điều kiện của cán bộ, công chức ở các xã, để tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng giai đoạn để cử cán bộ, công chức cấp xã đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Cùng với đó, huyện tập trung cải cách hành chính và nâng cao đạo đức công vụ, góp phần xây dựng chính quyền gần dân. Từ đó, phương thức hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở đã được đổi mới theo hướng nhanh gọn, tạo được mối quan hệ phối hợp bền chặt giữa chính quyền với các đoàn thể, đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới. Để xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức xã có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức đáp ứng yêu cầu công việc thì cùng với cải cách hành chính, rà soát các thủ tục hành chính theo quy định, huyện Nậm Pồ cũng tập trung sửa đổi, bổ sung các chính sách, các xã duy trì nghiêm nề nếp làm việc. Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND xã thay nhau hàng ngày trực tại trụ sở UBND xã để tiếp dân, bảo đảm giải quyết công việc nhanh gọn, đúng quy định. Lãnh đạo xã gương mẫu thực hiện giờ giấc làm việc, trách nhiệm trong công việc, gần gũi dân. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhân dân đã trực tiếp tham gia bàn và quyết định nhiều lĩnh vực quan trọng như mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; lập, thu, chi các loại quỹ, xây dựng quy ước, hương ước thôn, làng văn hóa. Song song với đó, huyện Nậm Pồ đang tích cực củng cố xây dựng đội ngũ công chức bảo đảm đủ về số lượng và nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Huyện chỉ đạo các xã kiện toàn bộ máy chính quyền, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiệm, phù hợp với công việc theo phương châm trẻ hóa, chuẩn hóa; bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp hành chính và văn hóa công sở, chuẩn mực ứng xử trong thực thi nhiệm vụ cho cán bộ, công chức. Phương thức hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở được đổi mới theo hướng nhanh gọn, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong thực thi công vụ. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hệ thống chính quyền vững mạnh từ cơ sở, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và chính quyền. HĐND từ huyện đến cơ sở đều đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động. Nội dung các cuộc họp, kỳ họp và hoạt động giám sát đi thẳng vào những vấn đề cụ thể, thiết thực ở địa phương. Để phát triển kinh tế, đảm bảo giữ vững tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội, ngoài các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, huyện Nậm Pồ đang tích cực củng cố chính quyền cơ sở vững mạnh, đủ về số lượng và chất lượng, có phẩm chất năng lực về quản lý, điều hành giải quyết tại chỗ các vấn đề nẩy sinh như nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND cấp xã. Thực hiện tốt chức năng giám sát của HĐND, thực hiện tốt công tác quản lý và điều hành của UBND cấp xã trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chú trọng phát triển cán bộ công chức là đồng bào dân tộc sở tại. Trên cơ sở rà soát đội ngũ cán bộ công chức cấp xã từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để từng bước nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.

Tác giả: Trần Sơn – Trọng Lâm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây