Báo chí văn nghệ toàn quốc: Sau một năm nhìn lại

Thứ năm - 12/09/2013 23:44

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn phát biểu khai mạc

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn phát biểu khai mạc
DIC-Là một bộ phận quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí văn nghệ nước ta ngày càng đổi mới và phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Tính đến tháng 8 năm 2013, cả nước có trên 80 cơ quan báo chí văn học, nghệ thuật thuộc Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam, các hội văn học, nghệ thuật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và báo chí văn nghệ của một số bộ, ngành. Tại 63 hội văn học, nghệ thuật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đã có 62 cơ quan báo chí văn nghệ (trong đó có 7 Báo và 55 Tạp chí). Ngoài 3 Bộ có báo, tạp chí văn nghệ và tạp chí nghệ thuật chuyên ngành (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thì trên các báo của các tổ chức chính trị - xã hội, báo của một số bộ, ngành vẫn đảm bảo duy trì thường xuyên các chuyên trang, chuyên mục. Đến nay, tuy có ít các báo, tạp chí văn nghệ in xuất bản báo và trang tin điện tử (hiện chỉ có khoảng 20 chuyên trang, 38 chuyên mục văn hóa, nghệ thuật) nhưng trên hầu hết các báo điện tử đều có các chuyên trang, chuyên mục văn nghệ hoặc tin bài phản ánh về đời sống văn hóa, văn nghệ trong nước và ngoài nước. Trên các kênh chương trình phát thanh, truyền hình được phát sóng quảng bá đều có các chương trình, chuyên mục văn nghệ, bao gồm các lĩnh vực văn học, sân khấu, điện ảnh, ca nhạc...Trong năm qua, các đài phát thanh truyền hình cả nước đã phát khoảng 318 chuyên trang, chuyên mục văn hóa, nghệ thuật trên sóng phát thanh; khoảng 108 chuyên trang, chuyên mục văn hóa, nghệ thuật trên sóng truyền hình. Nhiều đài phát thanh, truyền hình địa phương đã xây dựng được các chương trình văn hóa, văn nghệ bằng tiếng các dân tộc thiểu số phục vụ đồng bào. Như vậy, xét về tổng thể, số lượng cơ quan báo chí chuyên ngành văn nghệ cũng như các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về văn học nghệ thuật hiện nay đang chiếm số lượng và thời lượng lớn hơn nhiều so với báo chí của các chuyên ngành lĩnh vực khác. Điều đó giúp cho độc giả, công chúng có thêm nhiều lựa chọn trong việc tìm hiểu, khám phá và cảm thụ về văn học, nghệ thuật; đồng thời cũng khẳng định vai trò, vị thế của báo chí văn học, nghệ thuật trong đời sống xã hội. Các cơ quan báo chí văn học nghệ thuật đã thực hiện nghiêm túc tôn chỉ, mục đích được quy định trong giấy phép hoạt động báo chí và các quy định của pháp luật về báo chí; bám sát hiện thực cuộc sống, nhịp thở của văn chương, khơi gợi và đặt ra nhiều vấn đề lớn và mới mẻ đối với sự phát triển của nền văn học, nghệ thuật nước nhà, qua đó có những đóng góp quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Hội nghị Báo chí văn nghệ toàn quốc năm 2013 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng ngày 11/9 dưới sự phối hợp tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn; đồng chí Đào Duy Quát, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT, Ban Tuyên giáo Trung ương; đại diện lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng; Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí văn nghệ, đài phát thanh truyền hình trong cả nước. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan báo chí nói chung và báo chí văn nghệ nói riêng. Thứ trưởng cho rằng, mặc dù chịu nhiều tác động và ảnh hưởng của tình hình kinh tế bị suy thoái nhưng đội ngũ những người làm báo và các cơ quan báo chí vẫn có sự phát triển đáng kể cả về số lượng, chất lượng, hình thức và nội dung thông tin... Việc tổ chức Hội nghị lần này ngoài việc tổng kết hoạt động năm qua về lĩnh vực báo chí văn nghệ, còn là dịp để đội ngũ báo chí văn nghệ trong cả nước gặp gỡ, trao đổi. Đặc biệt giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định các chính sách, pháp luật cũng như một số cơ chế cho hoạt động báo chí, trong đó có báo chí văn nghệ. Đây cũng là dịp để tuyên truyền kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc... Tuy vậy, bên cạnh thành tựu là chủ yếu, sau một năm nhìn lại, báo chí văn nghệ cũng còn những hạn chế, khuyết điểm. Trong khi đại đa số báo chí văn nghệ thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích thì vẫn có số ít tờ báo có lúc đã sa đà vào các thông tin tiêu cực xã hội, phản ánh ý kiến bạn đọc khi chưa kiểm chứng thông tin, gây bức xúc cho đối tượng bị phản ánh. Cái đẹp, cái tốt của đời sống xã hội chưa là dòng chủ đạo trong các tác phẩm văn nghệ. Tính định hướng thẩm mỹ, định hướng tư tưởng xã hội chưa được các ban biên tập chú ý đối với từng tác phẩm cũng như đối với từng tạp chí, chương trình phát thanh, truyền hình. Mảng đề tài về nghiên cứu, lý luận, phê bình ở một số tạp chí văn nghệ chưa được tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ. Trên nhiều tạp chí văn nghệ địa phương, nhiều đài phát thanh, truyền hình, số lượng các bài nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật ngày càng ít. Chất lượng các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật được công bố chưa cao, chưa đáp ứng kỳ vọng của xã hội. Một số ấn phẩm còn dành quá nhiều diện tích để đăng tải các sáng tác văn học, nghệ thuật thiếu chất lượng, do vậy, ở một chừng mực nào đó đã làm cho tạp chí văn nghệ trở thành các cuốn sách tập hợp các tác phẩm văn, thơ. Mảng lý luận, phê bình chưa được đề cao. Về tổng thể, đại đa số các ấn phẩm báo chí văn nghệ đều có kỳ hạn phát hành hạn chế. Đây vừa là điều kiện, lợi thế để báo chí văn nghệ có thời gian nghiên cứu, tuyển chọn những sáng tác có chất lượng, nhưng đồng thời cũng là khó khăn trong việc cập nhật, thông tin kịp thời những vấn đề thời sự trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Một số cơ quan báo chí văn học, nghệ thuật, đặc biệt là các tạp chí chuyên nghành ở địa phương, mặc dù có những đổi mới nhưng còn chậm và chưa bắt kịp xu thế, chưa đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Trên một số tạp chí văn nghệ địa phương, vì muốn làm “sang” cho tạp chí của mình, đã thường xuyên đăng tải các sáng tác của các tác giả có tên tuổi, các tác giả ở trung ương, mà quên mất việc khai thác các vùng đất văn nghệ của chính địa phương mình. Hoặc, do còn gặp nhiều khó khăn, trong đó sự thiếu hụt tài chính là nguyên nhân quan trọng, nên nhiều cơ quan báo chí văn nghệ chưa chủ động đặt hàng, tập hợp bản thảo có chất lượng, còn thụ động chờ đợi cộng tác viên gửi đến. Đội ngũ lãnh đạo, biên tập viên ở một số cơ quan báo chí văn nghệ còn thiếu và yếu, tay nghề chưa cao nên chưa đủ khả năng phát hiện, nâng tầm những sáng tác mới tiềm ẩn những giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật cao. Ở nhiều trang báo văn nghệ của các báo đoàn thể, báo bộ, ngành thiếu hẳn những phóng viên văn nghệ có uy tín như trước đây, mà thường phân công phóng viên mới vào nghề, chưa có vốn sống, thiếu kinh nghiệm tổ chức chuyên trang, chuyên mục. Chuyên mục văn hóa, văn nghệ của nhiều báo điện tử còn thiếu tính định hướng trong việc hình thành nhân cách, thẩm mỹ, thói quen lối sống của thế hệ trẻ. Việc tiếp phát quá nhiều các chương trình nước ngoài, kênh nước ngoài; khai thác chương trình trò chơi truyền hình nước ngoài; nhập khẩu phim nước ngoài để phát sóng đã góp phần “cổ súy” cho văn hóa ngoại lai, làm giảm hiệu quả thông tin, tuyên truyền, làm nhạt nhòa bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam... và những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt độngĐể bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động của báo chí văn học, nghệ thuật, trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:Đối với cơ quan quản lý văn học, nghệ thuật: Hết sức coi trọng việc bồi dưỡng đường lối, quan điểm, các giá trị văn hóa – văn nghệ trong cán bộ, nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên về lý tưởng, lối sống, đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Gắn kết chặt chẽ phong trào văn hóa, văn học, nghệ thuật với các phong trào thi đua yêu nước trong toàn xã hội. Đề cao vai trò của công tác tư tưởng-văn hóa, văn học, nghệ thuật trong việc giáo dục, cổ vũ lòng tự hào, tự tôn dân tộc. tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ văn nghệ sĩ sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; phát hiện và khẳng định những giá trị mới, làm phong phú và đa dạng đời sống văn hóa, văn nghệ. Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ đặc biệt với nhân tài của đất nước trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Tôn trọng, phát huy dân chủ, tự do tư tưởng trong hoạt động sáng tạo theo đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng. Từng bước hoàn thiện khung pháp lý đối với việc tài trợ, đặt hàng và khuyến khích sáng tác trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp, bình đẳng đối với văn nghệ sĩ. Củng cố, thúc đẩy hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật. tổ chức các cuộc thi sáng tác, hội thảo khoa học, biểu diễn, trưng bày các tác phẩm văn nghệ thuật; quảng bá hợp tác quốc tế, giao lưu và hội nhập. Nâng cao hiệu quả, vai trò của các hội văn học, nghệ thuật. /uploads/news/2013_09/2_1.jpg Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan bộ, ngành, địa phương tăng cường cung cấp thông tin cho báo chí để đảm bảo thông tin chuẩn xác, phù hợp lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Tổ chức các hoạt động khảo sát, đánh giá đúng thực trạng và xu thế phát triển của báo chí văn học, nghệ thuật, đề xuất các biện pháp, giải pháp khắc phục hạn chế, yếu kém; xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về báo chí không còn phù hợp. Đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động báo chí. Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phóng viên, biên tập viên nhằm nâng cao nhận thức chính trị, pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.Đối với cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí: Tiếp tục quán triệt Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục phát triển văn học- nghệ thuật trong tình hình mới”; triển khai thực hiện Quyết định số 316/QĐ/TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng và rà soát các chế độ, chính sách đối với các hoạt động văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ...”. Ổn định, kiện toàn, tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng hoạt động của cơ quan báo chí thuộc quyền. Cơ quan báo chí cần xây dựng, củng cố đội ngũ có kiến thức về văn học nghệ thuật, am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ báo chí. Quan tâm nâng cao chất lượng nội dung các ấn phẩm, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, bảo đảm thông tin chính xác, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển văn học, nghệ thuật.

Tác giả: Hoàng Giang

Nguồn tin: mic.gov.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây