Nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ công chức cấp cơ sở

Thứ ba - 02/07/2013 22:50
DIC - Cán bộ ở cơ sở, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số ở địa phương là lực lượng giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng an ninh tại cơ sở.
Bởi vậy, để tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động tại cơ sở thì việc nâng cao trình độ và tạo nguồn cán bộ, công chức cấp cơ sở giữ vai trò quan trọng. Đây cũng là nhân tố then chốt góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở. /uploads/news/2013_07/1.png http://www.baodienbienphu.com.vn/sites/default/files/nangcaocoso.jpg Bố trí cán bộ đúng người, đúng việc là một trong những biện pháp góp phần nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ công chức ở cơ cở. Trong ảnh: Cán bộ UBND xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên hướng dẫn tra cứu danh mục thủ tục hành chính để giải quyết công việc. Ảnh: Nguyên Hà Những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ các mặt cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh ở cơ sở. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh như: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kĩ thuật; Trường Chính trị; Trung tâm GDTX tỉnh… đã tích cực, chủ động mở lớp hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong nước để đào tạo cán bộ cho cơ sở theo hướng vừa đảm bảo nội dung chương trình quy định vừa lựa chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng học. Theo thống kê từ Sở Nội vụ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã những năm gần đây đã thu được kết quả đáng kể. Cụ thể: Giai đoạn 2007 – 2012, đã có 5.485 cán bộ công chức cấp xã được tham gia đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và lí luận chính trị. Tính bình quân, mỗi năm có gần 1.100 cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng; tốc độ phát triển số cán bộ công chức được đào tạo bồi dưỡng của năm sau thường cao hơn năm trước với mức bình quân 116,62%. Đáng chú ý, số cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ chiếm trên 65%. So với giai đoạn 2001 – 2005, số cán bộ công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng tăng gấp 3 lần… Phải nhìn nhận rằng, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo kế hoạch đã góp phần chuẩn hóa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lí luận chính trị cho cán bộ công chức cấp cơ sở. Thực tế cho thấy chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh đã có chuyển biến, nhất là tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, tự giác trong thực hiện nhiệm vụ công của cán bộ, công chức. ở nhiều địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã bám sát mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, nắm được quy trình và cách thức giải quyết công việc, qua đó nâng cao chất lượng trong tham mưu, xử lí công việc. Cùng với công tác đào tạo, bồi dưỡng, việc tạo nguồn cán bộ có chất lượng cho cơ sở cũng được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Ngoài hình thức tăng cường cán bộ từ huyện về xã, mới đây, đề án đưa trí thức trẻ về làm phó chủ tịch xã tại các huyện nghèo được triển khai thực hiện cũng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ cấp cơ sở. Sau 1 năm đưa 32 trí thức trẻ về làm phó chủ tịch xã, qua quá trình công tác trên các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội, nông nghiệp… các trí thức trẻ đã thể hiện tinh thần tuổi trẻ, nhiệt huyết, năng nổ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy vậy, trên thực tế cho thấy ở một số nơi, cán bộ công chức cấp xã còn thiếu chủ động trong công việc. Thực trạng này có nguyên nhân một phần do hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Song quan trọng hơn cả là do chưa có quy định cụ thể về chức năng nhiệm vụ cho từng loại hình công việc hoặc có nơi đã quy định nhưng một số cán bộ làm được việc phải gánh việc cho người khác. Điều này gây nên tình trạng cán bộ công chức ở cơ sở dựa dẫm vào cấp trên hoặc đùn đẩy việc cho người khác mà bị động và phụ thuộc trong lĩnh vực mình phụ trách. Có nơi, việc sắp xếp công việc chưa đúng người, đúng việc cũng gây ra sự chán nản, làm thui chột tính chủ động của cán bộ công chức ở cơ sở. Nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ công chức cấp cơ sở, ngoài việc quan tâm đào tạo bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ công chức cho cơ sở, cần quan tâm tạo môi trường để cán bộ công chức phát huy năng lực hoạt động. Đồng thời, việc đánh giá, nhìn nhận đúng vai trò, vị trí của cán bộ công chức cấp cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, của tỉnh cũng góp phần động viên khích lệ cán bộ công chức cấp cơ sở phát huy năng lực, chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở.

Tác giả: Đạt Thương

Nguồn tin: xaydungchinhsach.chinhphu.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây