Điện thoại kéo dài – Bộ đàm cầm tay những khó khăn trong công tác quản lý tần số

Thứ sáu - 18/06/2010 02:55

Điện thoại kéo dài – Bộ đàm cầm tay  những khó khăn trong công tác quản lý tần số

DIC - Máy bộ đàm cầm tay - Điện thoại kéo dài đang được nhiều đơn vị trên địa bàn tỉnh đưa vào phục vụ việc kinh doanh, hoạt động thông tin liên lạc nội bộ. Mặc dù về số lượng, quy mô sử dụng tần số và thiết bị phát sóng VTĐ trên địa bàn tỉnh của các đơn vị này chưa nhiều nhưng về việc khai thác, sử dụng các dịch vụ và nghiệp vụ vô tuyến điện dùng riêng (Điện thoại kéo dài - Bộ đàm cầm tay) đang là những khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tần số.
Vi phạm khó phát hiện Qua công tác phối hợp giữa Sở TT&TT và Trung tâm Tần số Khu vực VIII Cục Tần số Vô tuyến điện Bộ TT&TT kiểm tra kiểm soát hàng năm cho thấy trên địa bàn tỉnh chỉ tính riêng khu vực thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên vẫn còn trường hợp khai thác sử dụng các dịch vụ và nghiệp vụ vô tuyến điện dùng riêng không có giấy phép hay thiết bị không được chứng nhận công bố hợp quy gắn dấu hợp quy theo quy định năm 2009 có 02 đơn vị năm 2010 qua kiểm tra kiểm soát sơ bộ cũng đã phát hiện 02 đơn vị Tuy nhiên khi được kiểm tra hầu hết các đơn vị sử dụng đều không hiểu hết tầm quan trọng của công tác quản lý sử dụng tần số nên việc xử lý chỉ là nhắc nhở tuyên truyền đồng thời hướng dẫn đơn vị xin cấp phép hoặc điều chỉnh tần số về đúng giải tần được phép hoạt động và có thể cấp phép Với hầu hết những mặt hàng điện thoại kéo dài được sử dụng hiện nay không đúng băng tần quy định của Nhà nước những loại máy này chủ yếu được nhập vào Việt Nam bằng con đường không chính thống như nhập khẩu qua đường biên giới Trung Quốc Chúng chỉ in tên hãng sản xuất như Panasonic Samsung kenwood với 01 mảnh giấy ghi dải tần hoạt động dán lên máy hầu hết thuộc giải tần sai quy định chứ không ghi xuất xứ sản xuất từ nước nào Bên cạnh con đường vận chuyển qua biên giới các loại điện thoại kéo dài cũng được đưa vào thị trường Việt Nam thông qua cả con đường du lịch là hàng xách tay Người dân đơn vị không biết rằng mình có thể gây can nhiễu cho mạng thông tin VTĐ khác và có thể bị nghe lén Mỗi khu vực mỗi quốc gia trên thế giới đều có quy định riêng về phạm vi băng tần cho những sản phẩm của mình Theo quy định của Bộ TT&TT những loại máy điện thoại kéo dài Bộ đàm cầm tay có tần số đã được cấp phép dành cho người dân ở vùng sâu vùng xa sử dụng trao đổi thông tin do các loại phương tiện liên lạc khác không đáp ứng được và những loại máy phục vụ công tác an ninh quốc phòng ở dải tần từ 136 Mhz đến 174 Mhz Ngoài ra Bộ cũng có những văn bản quản lý về tấn số mà người dân có thể sử dụng với máy điện thoại kéo dài Trong khi đó các nhà quản lý băng tần Việt Nam lại không thể kiểm soát được hết việc luân chuyển hàng hóa về Việt Nam là xuất xứ từ khu vực nào hay nước nào Chẳng hạn máy bộ đàm Kenwood TK 3107 đang lưu hành và sử dụng nhiều trên thị trường có băng tần khoảng 450 470 MHz là băng tần dễ gây can nhiễu cho băng tần của mạng di động công nghệ GSM mà hiện nay Viễn thông Điện lực EVN đã được cấp Các máy này có ưu điểm lớn là có thể thay thế một chiếc điện thoại di động trong một phạm vi bán kính gần khoảng 50 100m và có nhiều máy tần số lớn có thể đi xa được tới 20 30km Với các công ty lớn các công trình xây dựng thì việc sử dụng bộ đàm cầm tay điện thoại kéo dài tiện cho việc điều hành tiết kiệm dễ kiếm và dễ mua Các đơn vị này vô tình sử dụng các loại máy kéo dài là hàng trôi nổi lại không đúng băng tần mà không hề biết rằng mình đã vi phạm quy định của Nhà nước có thể gây can nhiễu đến các mạng thông tin khác và không biết rằng chính mình đang không được bảo vệ an toàn thông tin có thể bị nghe lén ghi âm cuộc thoại bất cứ lúc nào Giải pháp hiệu quả cho công tác quản lý Nhà nước và người sử dụng tần số vô tuyến điện Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện theo đúng quy định nhằn hạn chế tối đa việc can nhiễu giữa các mạng thông tin vô tuyến gây ra các thiệt hại về kinh tế ảnh hưởng đến an toàn an ninh thông tin an ninh quốc phòng Trước hết các tổ chức đơn vị và các nhân sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước Đồng thời chỉ được kinh doanh lắp đặt và sử dụng các thiết bị có nguồn gốc rõ ràng được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các thiết bị phải phù hợp với quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện tại Việt Nam và phải có giấy phép theo quy định của pháp luật Các cơ quan QLNN cần có những biện pháp những tài liệu tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các quy định của Nhà nước về lĩnh vực tần số vô tuyến điện đặc biệt là Luật Tần số VTĐ có hiệu lực từ 01/7/2010 đồng thời trang bị các thiết bị kỹ thuật cho Sở TT&TT để công tác kiểm tra kiểm soát tại địa phương được chủ động hơn Với người sử dụng khi chọn một chiếc điện thoại kéo dài cần phải xem xét kỹ quy định về băng tần dành cho máy đó và hãy kiên quyết không mua nếu như băng tần vượt quá quy định và chỉ mua máy đã được chứng nhận công bố hợp quy và dán nhãn hợp quy Điều này không chỉ giúp cho tài nguyên tần số quốc gia không bị vi phạm mà còn bảo đảm quyền lợi cho chính khách hàng

Tác giả: Nguyễn Thương

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây