Tất cả đều vì Quyền con người

Thứ hai - 18/11/2013 22:02

Ở Việt Nam, các quyền cơ bản của con người  đã và đang được thực hiện trên thực tế  và được Hiến pháp, pháp luật Nhà nước bảo vệ

Ở Việt Nam, các quyền cơ bản của con người đã và đang được thực hiện trên thực tế và được Hiến pháp, pháp luật Nhà nước bảo vệ
Trong nhiều năm, Việt Nam bị những thế lực phản động vu cáo là nước vi phạm nhân quyền. Thậm chí có những kẻ gửi thư phản đối Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc xét kết nạp Việt Nam vào Hội đồng. Bất chấp những xuyên tạc vu cáo, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc bằng cách bỏ phiếu kín, với số phiếu 184/193 = 95,33% đã bầu Việt Nam làm thành viên Hội đồng khóa 2014 – 2016. Nhiều nước thành viên Liên Hợp Quốc đã chúc mừng Việt Nam do đã nhận được sự tín nhiệm cao của quốc tế. Nhân dân trong nước rất tự hào về những gì đã giành được trong cuộc đấu tranh đầy máu và nước mắt nhiều thế kỷ qua.
Trong lịch sử các cuộc đấu tranh vì quyền con người trên thế giới, có hai mốc son ghi đậm dấu ấn tiến bộ nhảy vọt: Mốc son thứ nhất là Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ trong đó ghi: "Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đây là điệu kèn hùng tráng thúc giục nhân loại đứng lên giành quyền làm người. Tuyên ngôn đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử của nó là xóa bỏ chế độ phong kiến mục nát trên phạm vi thế giới. Mốc son thứ hai là Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong đó ghi nhận rằng lời tuyên bố về quyền con người được nêu trong Tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ là bất hủ và bổ sung thêm: "Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Đây là những hồi trống giục vang động bốn phương trời thúc đẩy mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên để giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Nhiệm vụ lịch sử của Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Việt Nam góp phần xóa bỏ được chế độ thuộc địa, thực dân cũ trên phạm vi toàn cầu. Nhiều câu hỏi được là sao lời kêu gọi đấu tranh vì nhân quyền có sức lay động lòng người lớn đến như vậy? Nội hàm của nhân quyền là gì? Giữa nhân quyền và dân quyền có gì khác nhau. Cách giải thích ngắn gọn nhất chỉ ra rằng nhân quyền là quyền do thiên nhiên ban tặng. Dân quyền là quyền công dân, do pháp luật quy định. Nhân quyền bao gồm quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu. Mọi người sinh ra đều có các quyền này. Không ai được tước đi một cách bất hợp pháp các quyền này của con người. Quyền sống là quyền trước tiên. Quyền sống bị thủ tiêu thì mọi quyền khác đều mất. Chết là hết. Nhưng sống mà không có tự do thì không phải cuộc sống thực sự của con người. Dân quyền, còn gọi là quyền công dân, bao gồm nhiều loại như: quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền xã hội, quyền văn hóa. /uploads/news/2013_11/1_17.jpgPhải trải qua nhiều ngàn năm đấu tranh, con người mới có khái niệm rõ ràng và nhận chân được giá trị đích thực của nhân quyền và dân quyền. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề về nhân quyền, dân chủ chưa được sáng tỏ. Học thuyết nhân quyền vốn là một học thuyết tiến bộ mang tính nhân văn sâu đậm. Nhưng các thế lực đen tối đã xuyên tạc, bóp méo học thuyết nhân quyền. Họ đưa ra thuyết nhân quyền cao hơn chủ quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Họ mượn cớ can thiệp nhân đạo để gây ra các thảm họa về nhân đạo. Họ xúi giục dân chúng xuống đường đòi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận để gây bất ổn, bạo loạn, lật đổ trong xã hội. Việc mở rộng dân quyền lại tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế, lịch sử, văn hóa của mỗi dân tộc. Lịch sử đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ của Việt Nam so với nhiều nước trên thế giới đã phải trải qua chặng đường dài nhiều thế kỷ trong máu và nước mắt. Các dân tộc Việt Nam đã từng đứng trước ba nguy cơ lớn là bị đồng hóa; bị xóa tên trên bản đồ thế giới; và bị đẩy lùi lại thời kỳ đồ đá. Hơn bất cứ ai, người Việt Nam rất quý trọng độc lập, tự do cho Tổ quốc, nhân phẩm cho con người đã giành được. Từng là một nước bị nạn đói triền miên, nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhì trên thế giới. Trước 1945, 99% dân Việt Nam bị mù chữ. Đến nay, trường học đã có khắp các xã phường. Đa số người dân Việt Nam ngày nay có mức sống chưa cao nhưng là cuộc sống thanh bình. Dẫu vậy tình hình nhân quyền, dân quyền ở Việt Nam chưa phải mọi việc đều tốt đẹp cả. Vẫn còn tình trạng nhiều nông dân lâm vào tình trạng bần cùng do mất đất sản xuất gây khiếu kiện đông người, dài ngày, vượt cấp gây ra ngày một nhiều nhưng chưa được giải quyết. Án oan sai vẫn xảy ra ở nơi này, nơi khác. Một bộ phận không nhỏ trong đảng viên, viên chức tham nhũng, cậy chức, cậy quyền xâm phạm đến các quyền chính đáng hợp pháp của dân nhưng còn được bao che. Mặt khác, với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam cần có tiếng nói và hành động mạnh mẽ hơn chống lại những mưu toan dùng nhân quyền để chà đạp nhân quyền, dùng chiêu bài nhân đạo để gây ra những thảm họa về nhân đạo. Chắc chắn rằng những mưu toan bôi nhọ, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền vẫn còn tiếp tục xảy ra. Thắp đuốc trí tuệ để soi sáng những nơi tối tăm, dùng lẽ phải để thuyết phục, dùng thực tiễn để chứng minh là cách phản công có hiệu quả nhất đối với mọi sự bôi nhọ và xuyên tạc. Hãy hành động theo tư duy của y học cổ truyền là chăm sóc cho cơ thể mạnh khỏe thì bệnh tật khó thâm nhập. Nâng cao đời sống dân sinh; Thiết lập chế độ giám sát, thanh tra kiểm tra nghiêm ngặt đối với việc sử dụng quyền lực công; Chống oan sai; Chống tham nhũng là bốn phương hướng cơ bản trong đấu tranh làm nên sự vững mạnh của chế độ trước mọi sóng gió. Nhà báo Đỗ Phượng: Tất cả những gì chúng ta làm đều vì quyền con người Thực tế thì từ mấy chục năm nay chúng ta chiến đấu xóa bỏ chế độ phong kiến, đánh đuổi thực dân, đế quốc giành độc lập cho đất nước chính là đem lại hòa bình tự do, cuộc sống ấm no cho người dân. Tất cả những việc chúng ta đã làm suy cho cùng cũng là vì nhân dân, vì quyền con người mà thôi. Dù vậy, do quan điểm còn rất khác nhau về khái niệm nhân quyền, nhiều người đã phủ lên nó quan điểm khác phi dân tộc, phi giai cấp. Để rồi họ bênh vực những người chống lại nhân dân, chống lại chính quyền có nhiều chính sách vì dân. Và, họ nghiễm nhiên cho là Việt Nam không có nhân quyền, vi phạm quyền con người. Đó là những luận điệu sai trái. Luật gia Nguyễn Quang Thắng: Nói Việt Nam vi phạm nhân quyền là không có cơ sở Có thể nói, mọi thành tựu của đất nước đều hướng tới người dân. Thậm chí, phát triển kinh tế có lúc gặp khó khăn, nhưng việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của LHQ luôn được thực hiện tích cực, mạnh mẽ, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân. Chính nhờ những nỗ lực này mà khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã dành số phiếu khá ấn tượng. Đặc biệt, thông qua việc này khẳng định một thực tế lâu nay những ý kiến cho rằng Việt Nam vi phạm vấn đề nhân quyền là không có cơ sở. Nếu có chuyện này chắc chắn Việt Nam sẽ không nhận được số phiếu cao như vậy của Hội đồng Nhân quyền. L.Hương (ghi)

Tác giả: LS. Lê Đức Tiết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây