Điện Biên: Thực hiện Đề án Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, nhiễm chất độc hóa học, nhiễm HIV/AIDS và khuyết tật nặng

Thứ ba - 07/01/2014 03:43

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
DIC - Công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là nhiệm vụ chung của toàn thể các cấp, các ngành; nhất là gia đình, cộng đồng trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để ổn định cuộc sống, có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật. Ngày 6/1 vừa qua UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch số 32/KH-UBND về thực hiện Đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, khuyết tật nặng và bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng, giai đoạn 2013-2020 tỉnh Điện Biên”.
Theo đó, với mục tiêu 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và 70/% trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có nguy cơ bị tổn hại được phát hiện sớm và nhận được sự trợ giúp chăm sóc kịp thời. Để triển khai, thực hiện kế hoạch có hiệu quả, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tập trung vào 4 nội dung, gồm: Thực hiện chính sách, pháp luật và huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; thí điểm mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi con có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho trẻ và một số mô hình trợ giúp khác; nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh để đủ điều kiện chăm sóc trẻ em; mô hình ngôi nhà tạm lánh để tiếp nhận, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa; xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin bảo trợ xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cho từng ngành, đơn vị tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm; trong đó giao cho Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch truyền thông, chỉ đạo các cơ quan thông tin và truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; UBND cấp huyện triển khai thực hiện kế hoạch; hằng năm chủ động rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu, lập dự toán ngân sách đảm bảo xã hội; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền sâu rộng tới từng thôn, bản, tổ dân phố để nâng cao nhận thức của người dân cùng xã hội tham gia trợ giúp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương./.

Tác giả: Nguyễn Bích

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây