Bài viết bạn đọc: "Ký ức Mường Lay"

Thứ hai - 06/09/2010 23:36

Bài viết bạn đọc:

DIC-Sau một năm đi vào hoạt động, Trang thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo độc giả trong và ngoài tỉnh, thu hút hàng ngàn lượt người truy cập mỗi ngày. Sự thành công bước đầu này là do sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc, Ban Biên tập Website, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ CCVC trong cơ quan, sự phối hợp của các cơ quan đơn vị trong và ngoài tỉnh; bên cạnh đó có sự quan tâm, đóng góp to lớn của đông đảo các độc giả trong mọi miền tổ quốc. Ban Biên tập Website Sở Thông tin và Truyền thông trân trọng giới thiệu bài viết "Ký ức Mường Lay" của Châu Giang - Hội viên Hội Nhà báo, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Giang trong một lần trở lại thị xã Mường Lay.
Đêm nằm trong phòng trọ còn sót lại trong khu đất vốn là chợ hoa Ban Bản Xá Ngoài kia bên nhưng mố cầu cao vút tiếng máy cẩu rì rầm Đêm đầu về miền đất xưa cũ thật khó ngủ Chúng tôi theo con đường nhựa cũ lên Đồi Cao phía trên những chiếc máy ủi đang mải mốt san ủi mở đường mới và nó sẽ thay cho con đường cũ nay mai Trần Ngọc Tuyên bạn học từ thuở Trường PTCS Sông Đà nay đang định cư tại TP.Điện Biên Phủ hỏi vui Ông có biết chỗ mình đang đứng vốn thuộc về đâu không Tôi đưa mắt nhìn quanh Cả một vùng đồi to núi nhỏ của khu Đồi Cao xưa giờ đã được san ủi thành bình địa Không còn những rặng muồng xanh thiếu vắng những hàng long não Cũng không thể nhận ra đâu là Trường nuôi dạy trẻ bãi chiến phim khu bách hoá tỉnh đội...mà thế vào đó là những khu nhà tái định cư đang đua nhau mọc lên Quả là khó hình dung Lũ chúng tôi sinh trên miền Tây Bắc vào những năm đầu thập kỷ 60 thế kỷ 20 và đều là con em của lớp người từ nhiều tỉnh Thanh Nghệ Thái Bình Nam Hà Hà Bắc hoặc là Bộ đội Điện Biên theo tiếng gọi của Đảng lên Tây Bắc xây dựng kinh tế Chiến trang phá hoại của đế quốc Mỹ loang ra miền Bắc chúng tôi theo gia đình sơ tán về Pa Ham Phong Thổ Tuần Giáo và cho tới năm 1967 1968 khi các cơ quan trở về Lai Châu các gia đình mới lục tục trở về Hộ về Bản Xá người về Nậm Cản Bản Hốc cũng khá nhiều hộ về Đồi Cao trong đó có gia đình tôi Đây là nơi đứng chân của Ty Lương thực Ty Bưu điện Dược Bệnh viện Tỉnh đội Thị trấn Lai Châu lúc đó còn rất hoang sơ rừng xanh chạy xuống tận chân ruộng Thú rừng cũng chẳng hiếm Gia đình tôi lập nghiệp ngay trên đỉnh dốc Đồi Cao gần nghĩa địa Tây Vì quá trống vắng mà các hộ dân ở đây thường rủ các hộ về sau cùng chia đất làm nhà cho vui Đất ngày đó dễ thế đâu có chuyện phải mua bán như bây giờ Ngay từ ngày đó chúng tôi tò mò từng hỏi nhưng không ai biết tại sao mảnh đất nơi chúng tôi đang đứng chân lại có tên Đồi Cao Có lẽ vì nó là nơi định cư cao nhất thời bấy giờ Còn lúc này khi cây cối chưa mọc lại chúng tôi thoả sức phóng tấm mắt về khu sơn thuỷ nhìn dòng sông Đà cuộn chảy nhìn về Bản Xá Nậm Cản Nổi bật trên nền thị xã Mường Lay bây giờ là 5 cây cầu chiến lược như 5 con rồng lớn rất ấn tượng nối liền hai bờ thị xã khi dưới lòng chảo thành hồ Xưa thị xã Lai Châu nổi tiếng địa danh Hang Tôm phần vì tại khu vực đoạn sông Đà này có rất nhiều tôm to cỡ ngón chân cái người lớn nếu còn thì giờ nó hẳn sẽ là đặc sản Phần nhiều hơn là vì cây cầu dây văng Ngày đầu trụ cáp đều có nhưng lòng cầu bằng gỗ mỗi khi xe khách qua lại hành khách đều phải xuống đi bộ Tại Đồi Cao khi đó có những núi sắt sơn đỏ tán đinh rivê to tướng người lớn bảo đó là sắt làm cầu Và rồi sau đó nó được chuyển đi lắp cầu Hang Tôm thời điểm đó cầu Hang Tôm là cây cầu dây văng lớn nhất và có lẽ cũng là sớm nhất ở nước ta nhưng so với 5 cây cầu hiện tại đang làm giờ cầu Hang Tôm không là gì Chúng tôi dạo quanh khu vực Bản Xá hồi tưởng lại khi bất chợt gặp lại gốc Me già Khi Lai Châu trở thành thị xã năm 1971 thì địa danh gốc Me cũng đã đi vào lòng người Chợ gốc Me hiệu thuốc gốc Me...Mấy chục năm đã qua thị xã thay đổi nhiều nhưng gốc Me già vẫn đứng đó không đổi thay kể cả những hòn đá vôi xạm mốc bao quanh gốc Nguyễn Văn Long còn gọi là Long Bồ quân một cư dân bản địa của Bản Xá lần trở lại này cũng chỉ còn nhận được gốc Me khu may mặc lâm Sản nhà văn hoá không còn quán gió trôi về đâu đó nên phần còn lại vừa đi vừa đoán Cũng phải vì trong những ngày chạy đua với nước lòng hồ đang dâng thị xã Mường Lay đổi thay từng ngày Trở lại nhà trọ Hoa Ban chúng tôi ngủ thiếp đi trong tiếng động cơ của máy cẩu của búa máy Trên các công trường công việc vẫn hối hả điện sáng trắng trời Gần cuối tháng 8 rồi cư dân còn lại phía dưới của vùng lòng hồ đang tất bật di chuyển lên cao và cả khu nhà trọ này cũng đang dần được tháo dỡ để di chuyển Và có lẽ chúng tôi là những vị khách cuối cùng được nghỉ lại khu nhà trọ Tôi thầm nghĩ âu cũng là điều may mắn một ân huệ tự nhiên hiếm có cho chúng tôi Hoa ban vùng Tây Bắc hầu như ở đâu cũng có nhưng tên là chợ Hoa Ban sân vận động Hoa Ban bãi chiếu bóng Hoa Ban và bến xe khách Hoa Ban có lẽ Lai Châu xưa là duy nhất bởi nó gắn với một kỷ niệm khó quên Vào những năm giữa thập kỷ 70 thế kỷ trước khi chọn cây đặc trưng nhiều ý nghĩa về trồng tại lăng Bác Tỉnh Lai Châu đã chọn cây Hoa Ban trắng Sau đó chính tại sân vận động Bản Xá đã trang trọng diễn ra lễ tiễn đưa 10 cây hoa ban về Hà Nội từ đó sân vận động chợ đều mang tên Hoa Ban như nhắc nhở mọi người khắc ghi về một kỷ niệm đẹp rất đáng nhớ 7 giờ sáng tiếng chuông điện thoại reo vang Đầu kia tiếng Đông Giám đốc công ty TNHH xây dựng Đức Trường như giục giã Các anh chuẩn bị 5 phút nữa xe đón Chúng tôi lên đường theo hướng khu tái định cư Nậm Cản Qua khu Giá Cao chiếc cầu treo sang khu vực Tỉnh uỷ cũ sau bao trận lũ giờ vẫn còn giữ được hình hài Bên kia cầu xưa vốn và Sân vận động tỉnh Phùng Lai Ngọc kẻ vốn lâu nay ít mồm ít miệng nhất giờ mới lên tiếng Đố thằng Dũng ở đây có chuyện gì là ấn tượng nhất mà thằng Tuyên không chứng kiến Cái thằng hỏi gì mà tệ khó ghê Tôi ôn lại chuyện xưa Những địa danh như Khách sạn Giá Cao Cửa hàng kem Bản Hốc và cả đến những cây Sấu ở khu Giá Cao này thì Tuyên nó không lạ vì khi học cấp III ngày nào chúng tôi chẳng vài ba lượt đạp xe đi về qua đây Vốn tính thủng thẳng ông cụ Ngọc nói Chuyện là thế này tháng 2 năm 1979 khi biên giới có chiến sự thể hiện quyết tâm giữ gìn mảnh đất biên cương vào một buổi tối trên sân vận động tỉnh học sinh Trường cấp III thị xã Lai Châu mỗi đứa một ngọn đuốc tập trung làm lễ ra quân Đuốc lửa bừng bừng khí thế buổi lễ hừng hực Rất bất ngờ ngay vào thời điểm đó trên đường 6 ầm ì tiếng xe ánh đèn pha sáng rực sườn núi Lúc đầu chỉ thấy một vài chiếc ô tô rồi lần lượt cả đoàn xe hối hả lao xuống dốc Hoá ra là Sư 326 từ Tuần Giáo đang chuyển quân ra biên giới Đêm đó quả là khó quên Tôi cười Chuyện đó tao nhớ Chỉ tiếc cho thằng Tuyên đã đi bộ đội nên không được chứng kiến quang cảnh hào hùng ấy Những ngày sau đó Trường cấp III chúng tôi lại vắng bóng thêm một số học sinh họ cũng đã lên đường nhập ngũ Số còn lại phần nhiều đều gia nhập Trung đoàn tự về 19/8 Lai Châu là mảnh đất biên cương và là quê hương thứ hai nên ai nấy đều hết lòng bảo vệ Đông khéo léo lái xe vòng qua những đống đất đá rồi dừng lại ở khu vực đầu cầu treo Nậm Cản Toàn bộ khu Công ty Vận tải ô tô Cơ khí 1-5 Ban Miền Tây giờ ngổn ngang gạch ngói cát sỏi và đất đá Phía trên cao đường 12 mới đang được khẩn trương thi công Em đang xây Trung tâm thương mại ở chỗ này diện tích trên 2000m2 cao 3 tầng mời các anh thăm qua rồi chúng ta đi Đông cho biết vậy Nguyễn Văn Đông vốn là chiến sỹ D24 những năm 1979 đóng quân tại khu phố Hoa Kiều cuối sân bay dã chiến Ra quân mê đất và người Lai Châu nên chuyển ngành về công tác tại Xí Nghiệp xây dựng thị xã rồi Ty Lương thực và nay là Giám đốc Công ty xây dựng Đức Trường đang đảm nhận khá nhiều công trình rất rành rẽ từng khu vực của thị xã Mường Lay mới Đông đưa chúng tôi đi và giới thiệu khu bến xe chợ trung tâm khu trụ sở UBND thị xã....Trong khu tái định cư nhà sàn xen lẫn với những ngôi nhà hiện đại Nhiều địa danh như cụm 1000 bản Chi Luông Nghé Toong Na Nát bản Đớ...Thuỷ điện Lâm trường Cánh kiến giờ đã thành ký ức và thay vào đó là khu tái định cư mới nhà cửa san sát Phần đất nơi thành lòng hồ đang được kè đá chắc chắn Nguyễn Văn Đông cho biết Bắt đầu từ tháng 8 nước sông đà sẽ dâng lên đến Mường Lay và tất cả các hộ dân dưới lòng hồ thủy điện Sơn la đều phải di chuyển đó cũng là khoảng thời gian cuối đối với phần thấp của lòng chảo thị xã Mường Lay Thị xã Mường Lay nằm 2 bên lòng hồ dưới kè đá trên trồng cây xanh Trong tâm trạng phấn chấn Nguyễn Văn Đông khẳng định 5 năm nữa quay trở lại đây lúc đó các anh sẽ thấy thị xã Mường Lay trong một tâm thế khác hẳn Đẹp hơn đó là điều đương nhiên nhưng đó là một thị xã của du lịch sinh thái trên bến dưới thuyền và trên các sườn đồi núi rợp mầu xanh Điều mà các thế hệ trước chưa làm được Chúng tôi rời thị xã Mường Lay Đông đang mải mốt với các công trình Tuyên Ngọc Long trở lại TP Điện Biên Phủ còn tôi theo đường 12 về thị xã Lai Châu mới Trên những cung đường đi qua tôi cảm nhận thêm được sức sống mới của miền đất biên viễn này Đường sá đang được đầu tư làm lại cầu làm mới và rất nhiều rất nhiều những điểm dân cư xưa vốn tản mát thưa thớt nay đang trở thành những thị tứ đông vui Giao thông đi lại tốt hơn đất miền biên viễn giờ không còn heo hút và xa xôi như xưa kia nhiều người vẫn tưởng tượng Lại nhớ về đoạn đường từ T.P Điện Biên Phủ lên Mường Lay trên những dãy đồi trọc vì nạn đốt nương rẫy khi xưa giờ đang xanh lại bởi ý thức hơn của người người dân và trong đó có sự hiện diện của cây cao su tràn trề sức sống giúp những mảng đồi nhanh xanh lại Từ thị xã Lai Châu của ngày hôm qua đến thị xã Mường Lay hôm nay là một bước tiến mới Câu nói của Nguyễn Văn Đông vẫn văng vẳng Chúng em sẽ xây dựng Mường Lay trở thành thị xã du lịch và sinh thái miền quê xanh sạch đẹp và an toàn Ở đó con người sống thân thiện với môi trường Lớp người mới trên miền đất biên viễn biết tiếp bước những tâm huyết của các bậc tiền bối nhưng có học thức và tầm nhìn Họ sẽ là những người xây dựng thị xã Mường Lay đẹp hơn xưa nhiều lần Châu Giang Hội viên Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Giang

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây