Người nữ tù binh duy nhất ở Điện Biên Phủ năm 1954

Thứ sáu - 25/12/2015 04:32

Cô ý tá Genevieve de Gallard năm 1954 (ảnh: Internet).

Cô ý tá Genevieve de Gallard năm 1954 (ảnh: Internet).
Chiều mùng 7 tháng 05 năm 1954, Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ. Hơn10 nghìn tù binh bị ta bắt sống, có duy nhất một nữ tù binh đó là Geneviève de Gallard-cô nữ y tá xinh đẹp chừng hơn 30 tuổi, nguyên là tiếp viên hàng không đến từ Pari, với cái tên “nữ hoàng của mặt trận”. Năm 1953 cô được đưa đến Điện Biên Phủ làm nhiệm vụ tải thương. Sau những chuyến bay chở thương binh về Hà Nội cô vẫn còn đủ dũng cảm để trở lại "chảo lửa Điện Biên Phủ" và rồi cô chỉ còn cách ở lại giúp bác sỹ trong các trạm phẫu đầy ắp thương binh và người hấp hối. Trở thành y tá mặt trận G.Gallard đã phải chạy khắp chiến trường đầy bom đạn và sự chết chóc để thu lượm, sơ cứu và vận chuyển thương binh về các trạm phẫu thuật dã chiến.
/uploads/news/2015_12/numari75.jpg Cô ý tá Genevieve de Gallard năm 1954 (ảnh: Internet). 17 giờ 30 phút chiều mùng 7/5/1954, trước sức tấn công như vũ bão quân đội Việt Nam đã ồ ạt tấn công vào trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ta đã bắt sống tướng Đờ Cát cùng toàn bộ bộ tham mưu và nhiều binh lính địch trong đó có bác sỹ trưởng và cô y tá G.Gallard. Khi nhóm nhân viên y tế bị dẫn giải qua cầu Mường Thanh, quân đội Việt Nam đã ra lệnh chọ họ được phép quay trở lại chăm sóc thương binh của chúng. Y bác sỹ và thương binh Pháp đã vô cùng cảm động khi được các y bác sỹ của ta cứu chữa, đối xử bình đẳng như những thương binh Việt Nam khác. G.Gallard giúp các bác sỹ của ta phân loại thương binh Pháp và viết thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị được đưa thương binh nặng đến bệnh viện để cứu chữa và được Bác chấp thuận. Cũng trong thời gian này cô G.Gallard gặp lại người thầy cũ của mình; hiểu được chính sách khoan hồng đối với tù binh chiến tranh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam; ông mách nước cho cô nữ y tá và cô đã viết thư xin Chủ tịch Hồ Chí Minh tha cho các thương binh nặng và tha cho mình, cô hứa nếu được hưởng chính sách khoan hồng sẽ giành hết tâm sức đấu tranh cho hòa bình ở Việt Nam. Theo lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 21/5/1954 tất cả thương binh nặng và cô nữ y tá được lên máy bay rời Điện Biên Phủ về Hà Nội trong niềm vui sướng vô bờ. Trước đó cô đã gửi tiếp thư cám ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh và nghĩa cử quân đội Việt Nam đã đối xử tử tế, chăm sóc chu đáo đối với tù binh, thương binh Pháp. Tại sân bay Gia Lâm, G.Gallard đã trả lời phỏng vấn báo chí: “ Nếu biết được lòng khoan dung của Cụ Hồ và nhân dân Việt Nam thì tôi đã xin làm tù binh sớm hơn”. Tháng11/2003 G.Gallard ở tuổi 80, bà ra mắt cuốn hồi ký "Một phụ nữ ở Điện Biên Phủ” trong đó có đoạn: “Từ lâu, tôi ao ước được quay lại Việt Nam. Gần đây tôi biết Việt Nam đã thực hiện những nỗ lực cải cách. Qua một số bộ phim, tôi lại được thấy Điện Biên Phủ tươi đẹp hơn. Thời gian trôi qua, những ký ức về Điện Biên Phủ vẫn sống mãi trong lòng tôi”. Cho dù chiến tranh đã lùi xa hơn 60 năm kể từ ngày giải phóng, nhưng trận Điện Biên Phủ sẽ không bao giờ mờ phai trong ký ức những con người một thời từng ở cả hai bên chiến tuyến. Từ khi nước ta mở cửa, nền kinh tế với sự tham gia của nhiều thành phần, đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa với quan điểm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Điện Biên Phủ giờ đây đã trở thành một địa chỉ xanh tràn đầy sự sống, chứa đựng trong mình biết bao huyền thoại thiêng liêng cao cả và là địa chỉ hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Điện Biên luôn mở rộng vòng tay thân ái đón chào du khách mọi miền tổ quốc và khắp năm châu, bốn biển hội tụ về đây ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam với lòng ngưỡng mộ, tự hào để được tiếp thêm sức mạnh xây dựng cuộc sống mới, thưởng thức những niềm vui mới trên mảnh đất Điện Biên lịch sử.

Tác giả: Bài: Nguyễn Phượng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây