A Pa Chải mong mỏi có 3G

Thứ ba - 03/12/2013 20:03

Đồn biên phòng A Pa Chải thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đến giờ vẫn chưa thể sử dụng dịch vụ 3G. Ảnh: X.B

Đồn biên phòng A Pa Chải thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đến giờ vẫn chưa thể sử dụng dịch vụ 3G. Ảnh: X.B
A Pa Chải mong mỏi có 3G Ở điểm cực Tây của Tổ quốc thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, các chiến sĩ biên phòng A Pa Chải và người dân quanh đây vẫn chưa thể dùng được 3G do địa hình hiểm trở, khó thiết lập hạ tầng viễn thông.
Một thời "đói" thông tinTừ trung tâm huyện Mường Nhé, phải vượt qua gần 300km đường bộ mới đến được đồn biên phòng A Pa Chải ở xã Sín Thầu, một trong những đồn biên phòng xa nhất thuộc tỉnh Điện Biên, đang quản lý 2 tuyến biên giới Việt – Trung với 8 mốc biên giới chạy dài 19,5km, và Việt – Lào với 18 mốc biên giới.Trung tá Nguyễn Đức Thắng, Đồn trưởng Đồn biên phòng A Pa Chải cho biết là một trong những điểm vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhất của cả nước, đến tận tháng 10/2009, khu vực A Pa Chải vẫn chưa có sóng điện thoại. Các chiến sĩ khi cần kết nối thông tin liên lạc với gia đình thì phải xuống xã dùng nhờ trạm VSAT, nhiều khi lặn lội 10km xuống trung tâm xã Sín Thầu rồi lại trở về với tâm trạng thất vọng vì không thể gọi được điện thoại cho người thân do bị nhiễu sóng điện thoại; hoặc có khi xuống đến nơi rồi lại ngại ngần không dám nói những câu chuyện riêng tư khi có rất nhiều đứng chờ ở xung quanh. Mặt khác, việc chưa được phủ sóng điện thoại cũng khiến cho các chiến sĩ biên phòng khá vất vả trong việc báo cáo tình hình hoạt động hàng ngày.“Suốt 1 thời gian dài, các chiến sĩ biên phòng và người dân ở khu vực A Pa Chải phải sống trong cảnh thiếu đói thông tin (sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng khó bắt được), dẫn tới tình trạng chậm nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không biết cách chuyển đổi phương thức làm ăn kinh tế để xóa đói giảm nghèo, ý thức chấp hành luật pháp không cao nên còn tái diễn nạn trồng cây thuốc phiện hoặc các tệ nạn xã hội khác như buôn lậu,… Để khắc phục dần cảnh "đói" thông tin, năm 1997, đồn biên phòng phải cử tới 20 chiến sĩ, dân quân tìm mua và khiêng về 1 chảo to khoảng 2m cùng đầu thu, cột trụ,.. để bắt sóng tivi chiếu cho người dân cùng xem”, Thượng tá, Chính trị viên Lê Văn Thinh kể thêm.Đời sống “tươi” hơn nhờ cái a lôTới năm 2010, đồn A Pa Chải mới được phủ sóng điện thoại, Internet 2G của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như Viettel, VinaPhone.“Giờ đây, hầu như mỗi chiến sĩ, hộ dân đều có 1 điện thoại di động. Từng chiến sĩ có thể trùm chăn để nói chuyện với người thân khi cần đảm bảo tính riêng tư. Đời sống vật chất và tinh thần của bộ đội đã “tươi tỉnh” hơn nhiều khi mỗi ngày đều có thể “giao ban thông tin” một lúc với gia đình, người thân và bạn bè. Và trong công việc, hiệu quả cũng lớn hơn khi những chiến sĩ đi tuần tra thường xuyên dùng kết hợp cả bộ đàm và điện thoại để báo cáo hoạt động với cấp trên”, Trung tá Nguyễn Đức Thắng nói vui. /uploads/news/2013_12/334.jpg Giờ đây, các chiến sĩ cập nhật thông tin thời sự hàng ngày qua thiết bị và dịch vụ của Đài Truyền hình VTC. Ảnh: X.B Nhấn mạnh thêm tác dụng của dịch vụ điện thoại, mạng Internet đối với hoạt động nghiệp vụ của đồn biên phòng, Thượng tá Lê Văn Thinh nêu một loạt dẫn chứng: “Công tác chỉ đạo nhanh hơn, kịp thời và chính xác hơn, đặc biệt là khi cần phối hợp với nhân dân và các nước láng giềng xử lý các vụ việc về phòng chống tội phạm, săn bắn động vật hoang dã, vượt biên, buôn lậu, tội phạm ma túy; nâng cao tinh thần tự giác của người dân trong đấu tranh xâm lấn biên giới, góp phần giữ vững toàn vẹn lãnh thổ; tham mưu cho địa phương xóa đói giảm nghèo; thông qua mạng Viettel gọi điện cho trường học vận động học sinh không bỏ học; khai thác thông tin trên mạng để kêu gọi ủng hộ xây dựng trường mầm non;… Đặc biệt, những năm qua, nhờ chiếc điện thoại mà đồn biên phòng đã nhận được nhiều nguồn tin có giá trị từ người dân về việc phòng chống tội phạm, cứu chữa người dân bị bệnh tật, ốm đau,…”.Mong sớm có 3GTuy nhiên, cả Đồn trưởng và Chính trị viên của Đồn biên phòng A Pa Chải đều bày tỏ sự băn khoăn trước hiện trạng tại A Pa Chải đến giờ vẫn chưa được hòa lưới điện quốc gia mà vẫn máy nổ thường xuyên phải chạy 18h/ngày để cung cấp ánh sáng cho đơn vị. Hiện khu vực Đồn biên phòng A Pa Chải vẫn chỉ có 2G, chưa có 3G nên không vào mạng Internet được. Cũng chính vì chưa có 3G nên nhiều chiến sĩ ở A Pa Chải mua sắm điện thoại “xịn” như iPhone 4S cũng chỉ để gọi điện và nhắn tin SMS vì những ứng dụng khác đành “chịu chết” khi chỉ dùng 2G.“Rất mong Đảng, Nhà nước quan tâm thêm tới việc đầu tư hạ tầng và dịch vụ viễn thông để các chiến sĩ và người dân đỡ khổ, đỡ vất vả hơn”, Trung tá Nguyễn Đức Thắng tha thiết kiến nghị.Một tin vui là Viettel đã trở thành nhà mạng đầu tiên cử người đi khảo sát và chuẩn bị vị trí lắp đặt cột, kéo cáp để cuối năm 2013, mạng 3G của Viettel có thể giúp người dân và chiến sĩ biên phòng A Pa Chải.Mong rằng với những nỗ lực của các chiến sĩ Viettel, những người lính quân hàm xanh ở đồn biên phòng A Pa Chải và người dân xung quanh sẽ sớm thỏa ước mong sử dụng được dịch vụ 3G chất lượng tốt để cải thiện hơn nữa chất lượng cuộc sống.

Tác giả: Xuân Bách

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây