Loại bỏ "căn bệnh" thành tích trong bầu cử

Thứ tư - 04/05/2016 23:39

Loại bỏ "căn bệnh" thành tích trong bầu cử

Theo TS Trần Văn Miều, trong các đợt bầu cử, vẫn còn tình trạng chạy theo “bệnh” thành tích, muốn đơn vị bầu cử của mình hoàn thành sớm để được khen thưởng
Sau Hội nghị Hiệp thương lần thứ 3 bầu cử ĐBQH, hiện nay Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ở địa phương phối hợp với Ủy ban bầu cử và Ủy ban nhân dân cùng cấp đang tổ chức công tác vận động bầu cử theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, các địa phương đã và đang xây dựng các kế hoạch tổ chức hội nghị tiếp xúc giữa người ứng cử với cử tri để người ứng cử thực hiện quyền vận động bầu cử. Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 7 giờ ngày 21/5/2016). Cùng với đó, người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử… /uploads/news/2016_05/images1142599_anh_mieu_vdrv.jpg TS Sử học Trần Văn Miều. Cử tri là người quyết định việc ứng cử viên ĐBQH có trở thành ĐBQH hay không. Vì thế sự lựa chọn, quyết định của cử tri có ý nghĩa rất lớn trong việc lựa chọn người đại diện cho mình. VOV.VN phỏng vấn TS Sử học Trần Văn Miều, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên Trung ương. PV: Một trong những yếu tố liên quan đến chất lượng bầu cử là thái độ, trách nhiệm của cử tri. Ông đánh giá gì về trách nhiệm cử tri ở nước ta hiện nay? TS Trần Văn Miều: Trong chế độ dân chủ Xã hội Chủ nghĩa, bất kể một hoạt động nào muốn thành công cũng cần có sự tự nguyện, tự giác tham gia của quần chúng nhân dân. Tôi cho rằng, sự tham gia của cử tri là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới thành công của bầu cử Quốc hội. Vậy hiện nay cử tri tham gia như thế nào vào các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp? Theo quan sát của tôi và của nhiều người thì cử tri ngày nay không còn hồ hởi, phấn khởi, mong đợi được đi bầu cử như nhiều năm trước đây. Có nhiều cử tri ngày nay chưa có nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình tham gia vào bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Hiện tượng thờ ơ, thiếu coi trọng, nhờ người đi bỏ phiếu hộ là khá phổ biến ở các điểm bầu cử. Có người đi bầu cho cả gia đình và cũng có người đi bầu cho cả những người xung quanh. Việc nhờ người bỏ phiếu không còn là hiện tượng cá biệt trong những cuộc bầu cử gần đây. PV: Ông có thể lý giải nguyên nhân do đâu có hiện tượng cử tri thờ ơ, thiếu coi trọng, nhờ người đi bỏ phiếu hộ xảy ra trong thời gian vừa qua? TS Trần Văn Miều: Có hai nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này. Đó là: do cử tri thiếu hiểu biết, dẫn tới có thái độ và hành vi lệch chuẩn (vi phạm luật). Nguyên nhân thứ hai thuộc về tổ chức và cán bộ làm nhiệm vụ bầu cử. Tổ chức chạy theo “bệnh” thành tích, muốn đơn vị bầu cử của mình hoàn thành sớm để được khen thưởng. Điều đó dẫn tới, bỏ qua những nguyên tắc tối thiểu là cử tri phải tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu. Căn “bệnh” thành tích đã bỏ qua việc cử tri đi bầu hộ người khác. Chính nguyên nhân thứ hai là môi trường để phát triển hiện tượng đi bầu hộ và nan giải hơn là làm cho ý thức của cử tri giảm sút. Để chữa căn “bệnh” thành tích trong bầu cử nên loại bỏ việc đánh giá thi đua bằng việc hoàn thành sớm việc huy động cử tri đi bầu cử. Hãy để cử tri được bầu cử trong cả thời gian cho phép. Những người làm nhiệm vụ bầu cử tuyên truyền vận động cử tri và đem thùng phiếu di động đến với những cử tri không thể đến bỏ phiếu trực tiếp được. PV: Theo ông, cần phải làm gì để nâng cao trách nhiệm cử tri trong bầu cử? TS Trần Văn Miều: Có nhiều giải pháp để nâng cao trách nhiệm của cử tri. Thứ nhất, giải pháp thuộc về các cơ quan, đơn vị và đoàn thể nhân dân có liên quan đến bầu cử. Trước hết, các tập thể này phải thực hiện giải pháp nâng cao “quan trí” về bầu cử. Cán bộ của các tập thể này phải có sự hiểu biết đầy đủ và có trách nhiệm cao với bầu cử; tăng cường công tác giáo dục và phổ biến pháp luật cho cử tri; loại bỏ căn “bệnh” thành tích trong bầu cử. -Thứ hai, giải pháp thuộc về cử tri. Họ phải có nhận thức đầy đủ và nâng cao trách nhiệm của mình đối với các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Mỗi cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, có nhiều cử tri trẻ lần đầu tiên tham gia bầu cử. Các đoàn thể nhân dân, nhất là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam cần có các giải pháp tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức và xây dựng hành vi của cử tri trẻ trong việc tham gia bầu cử. PV: Xin cảm ơn ông./.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây