Giám sát chặt để phát hiện ứng viên ĐBQH "kiếm lá phiếu" bằng quà cáp

Thứ năm - 12/05/2016 21:22

Giám sát chặt để phát hiện ứng viên ĐBQH "kiếm lá phiếu" bằng quà cáp

Theo ông Nguyễn Văn Pha, luật có quy định khắt khe trong việc vận động bầu cử không được dùng tiền bạc vật chất để dụ dỗ, mua chuộc cử tri.
Hiện nay, các ứng cử ĐBQH đang trong giai đoạn vận động bầu cử. Hoạt động này sẽ kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 7 giờ ngày 21/5/2016). Không được dụ dỗ, cưỡng ép, mua chuộc cử tri Luật hiện hành chỉ quy định hai hình thức vận động bầu cử chính thức. Thứ nhất là vận động qua hội nghị cử tri do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phối hợp UBND các cấp tổ chức. Tại đó những người giới thiệu ứng cử sẽ trình bày chương trình hành động của mình, sau đó cử tri phát biểu, chất vấn, đại biểu sẽ có những lời hứa tại đó. Theo ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, với hình thức vận động qua hội nghị tiếp xúc cử tri, mỗi người ứng cử được dành thời lượng trình bày chương trình vận động bầu cử tương đương nhau; người ứng cử không được hứa những thứ không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình hoặc không thể làm được, không được dụ dỗ, cưỡng ép, mua chuộc cử tri… /uploads/news/2016_05/images1142948_0_a10ba_xolf.jpg Hình thức thứ hai là qua các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu tại địa phương đó như đài truyền hình tỉnh, báo tỉnh hướng tới bạn đọc, khán giả là người bỏ phiếu cho người ứng cử. “Việc vận động bầu cử qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải bảo đảm sự bình đẳng, công bằng giữa những người ứng cử. Không có câu chuyện ai hơn ai trong vận động bầu cử”- ông Pha cho biết. Tuy nhiên, có một thực tế, trong các kỳ bầu cử trước, có một số người ứng cử đã tham gia vận động hành lang, thậm chí có những hành động gần như mua chuộc cử tri nhưng sau khi trúng cử tư cách của vị đại biểu đó lại có vấn đề, buộc Quốc hội phải bãi nhiễm tư cách ĐBQH. GS Nguyễn Lân Dũng, Đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII cho rằng, có những người vận động một cách thô bạo bằng cách cho các ứng cử viên bằng tiền bạc, quà cáp. Đó là điều không nên vì cần phải bình đẳng với nhau. Có trường hợp doanh nhân ứng cử, họ in những tập sách dày, màu đẹp để giới thiệu doanh nhân đó. Họ cầm hàng chồng, phát cho từng cử tri, kể cả cho các cụ già không biết chữ. “Theo tôi, không nên làm như vậy, vì như vậy là sai luật”. Cũng có ứng cử viên muốn trúng cử đã đầu tư quá nhiều tiền cho địa phương để làm đường, mở trường học, mở bệnh xá… Tuy đó là chuyện tốt nhưng giá như làm khi không có mục đích để trúng cử vào Quốc hội thì hay hơn. “Trúng cử không phải để lấy danh giá gì mà chính là để gánh trách nhiệm thay mặt dân, đóng góp cho công việc chung của đất nước. Chỉ vinh dự khi mình làm tròn trách nhiệm, đáp ứng được sự trông cậy của các cử tri đã bầu ra mình”- GS Nguyễn Lân Dũng nói. Ông Phạm Huy Thông, Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết công giáo TP Hà Nội cũng cho rằng, Luật bầu cử cho phép các cá nhân được đi tiếp xúc, vận động theo khuôn khổ luật pháp. Trước đây cũng có đại biểu khi đi vận động cử tri kiểu này và thực tế họ đã trúng cử. “Tôi rất không ủng hộ việc này vì nó không minh bạch, bản thân các đại biểu muốn trúng cử phải có cái tâm trong sáng, bằng cương lĩnh ứng cử của mình để thuyết phục cử tri chứ không thể “kiếm lá phiếu” bằng quà cáp”. MTTQ và các đoàn thể sẽ giám sát rất chặt chẽ Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam cho rằng, muốn đại diện cho cử tri, muốn đại diện cho dân thì ứng viên ĐBQH phải gần dân, sát dân, nắm được tình hình của dân. Những người không sinh hoạt với dân, không gần dân, không nắm được dân chắc chắn khi đi bỏ phiếu cử tri sẽ cân nhắc xem người đó có xứng đáng đại diện cho mình hay không. “Với những người như thế cho dù có nhận được sự ủng hộ từ phía Quốc hội thì cũng khó khăn trong việc tiếp xúc, phản ánh nguyện vọng của cử tri cũng như là giải quyết những vấn đề mà cử tri mong muốn”. /uploads/news/2016_05/images1143427_ong_pha_1_ngew.jpg Ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Theo ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Luật lần này có quy định khắt khe trong việc vận động bầu cử không được dùng tiền bạc vật chất hay những phương tiện khác để dụ dỗ mua chuộc cử tri… “Đối với vấn đề này, MTTQ và các đoàn thể sẽ giám sát rất chặt chẽ. Đơn cử như việc tặng quà, làm từ thiện nếu thấy rõ ràng việc đó anh lấy lòng cử tri là không được. Tất nhiên các thứ quà tặng, lời hứa không dễ gì xác định được nhưng nếu cả năm cả đời anh không về thôn đó xóm đó tự dưng anh lại về làm động tác như tặng quà, làm từ thiện bằng cách mua chuộc, nếu Mặt trận biết việc đó, hoặc cử tri nói ông này về cho tiền thì xác định luôn là tiền mất tật mang, sẽ bị loại và không được bầu”. Theo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cần bảo đảm để người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với đại diện cử tri ở các xã, phường, thị trấn thuộc đơn vị bầu cử. Về số cuộc tiếp xúc cử tri cần có sự thống nhất giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận cấp tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri với Ủy ban bầu cử cùng cấp, trên cơ sở đó thông báo cho người ứng cử để có sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Từ ngày 28/4 đến 22/5, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng có các đoàn giám sát do các Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn giám sát việc vận động bầu cử: Hoạt động của những người ứng cử trong vận động bầu cử thông qua các hội nghị tiếp xúc cử tri và phương tiện thông tin đại chúng; Bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu vận động bầu cử; Hình thức, nội dung và thời gian vận động bầu cử; Trách nhiệm tổ chức vận động bầu cử của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; Trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng trong vận động bầu cử; Những vi phạm pháp luật trong quá trình vận động bầu cử. Giám sát trình tự bầu cử, thể thức bỏ phiếu, kiểm phiếu, tổng hợp kết quả bầu cử trong ngày bầu cử: Thẻ cử tri theo đúng mẫu quy định; Bố trí khu vực bỏ phiếu; Việc chấp hành nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, chú ý giám sát việc không được bỏ phiếu hộ người khác; Việc đóng dấu "đã đi bầu" của tổ bầu cử vào thẻ cử tri đối với cử tri đã bỏ phiếu bầu; Việc mở hòm phiếu và kiểm phiếu; Việc tổng hợp kết quả bầu cử; Việc ghi biên bản bầu cử./.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây